Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

25 Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Phòng GD&ĐT Việt Trì 2024 - 2025

Mời các bạn tham khảo 25 Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Phòng GD&ĐT Việt Trì 2024 - 2025 do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Tài liệu có đáp án đi kèm cho các em ôn luyện và thử sức trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay.

Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn số 1

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2024- 2025

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi này có 02 trang)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Một nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm sau. Ông đưa hai người – một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất. Sau đó, ông nói hai người cùng đào giếng để tìm nguồn nước.

Chàng ngốc không suy nghĩ gì mà liên cầm cuốc lên và bắt đầu đào. Còn người thông minh dự đoán và lựa chọn phần đất có thể có nước. Hai tiếng sau, cả hai đều đào được hai mét nhưng vẫn chưa thấy nước. Người thông minh nghĩ mình đã chọn sai nên liền tìm một vị trí khác để đào. Chàng ngốc tiếp tục kiên nhẫn đào phần đất của mình. Hai tiếng sau, anh đào được thêm một mét nữa, còn người thông minh đào được hai mét ở chổ mới.

Một lúc sau, người thông minh lại cảm thấy dường như mình đang đào sai chỗ nên tìm một mảnh đất khác. Hai tiếng nữa lại trôi qua, chàng ngốc đào được thêm nửa mét nữa, còn người thông minh chuyển sang chỗ mới và đào được hai mét. Cả hai đều chưa thấy nước. Người thông minh cho rằng vùng đất này không có nước nên bỏ cuộc. Trong khi đó, chàng ngốc vẫn tiếp tục đào và cuối cùng anh đã tìm thấy nguồn nước. Kết quả là chàng ngốc đã chiến thắng người thông minh.

(Theo Hạt giống tâm hồn, Tập 13, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 97-98)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2 (1,0 điểm). Theo văn bản, vì sao người thông minh lại bỏ cuộc?

Câu 3 (1,0 điểm). Tìm, gọi tên và cho biết vai trò của thành phần biệt lập trong câu: “Ông đưa hai người - một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất”.

Câu 4 (1,5 điểm). Em có đồng tình với suy nghĩ và hành động của người thông minh trong văn bản không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( từ 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người.

Câu 2 (4,0 điểm) Cảm nhận của em về thiên nhiên đất trời và những suy tư mà tác giả Hữu Thỉnh gửi gắm trong đoạn thơ sau :

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(“ Sang thu” - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9 Tập 2)

---------------------------------Hết--------------------------------

Đáp án Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn số 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

1

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

0,5

2

Theo văn bản, người thông minh lại bỏ cuộc vì cho rằng vùng đất này không có nước.

1,0

3

Thành phần biệt lập trong câu: "- một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng " Đây là thành phần phụ chú đóng vai trò chú thích, giả thích cho cụm từ “hai người” ở phía trước.

1,0

4

- Học sinh có thể trình bày ý kiến riêng của bản thân, nhưng có căn cứ thuyết phục, lý giải hợp lý. GV không áp đạt cứng nhắc.

1,5

II

LÀM VĂN

6,0

1

Từ văn bản phần đọc hiểu, viết đoạn văn từ 10-12 câu

trình bày suy nghĩ về vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh viết đúng hình thức đoạn văn, có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp.., nhưng đủ số câu theo quy định.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người.

0,25

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người. Có thể triển khai theo hướng:

- Tính kiên nhẫn là đức tính thể hiện ở sự kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại làm một việc đã định, không nản lòng, mặc dù thời gian có kéo dài và kết quả còn chưa thấy.

- Vai trò: Kiên nhẫn là đức tính vô cùng quan trọng, cần có ở mỗi người.

+ Giúp con người quyết tâm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, luôn nỗ lực hành động, là yếu tố quan trọng tạo nên thành công, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn.

+ Giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, bền chặt hơn.

+ Người có tính kiên nhẫn luôn được những người xung quanh nể trọng, yêu mến.

- Phê phán những người thiếu kiên nhẫn, thấy khó thì bỏ cuộc, chán nản,… Tuy nhiên, kiên nhẫn cũng cần đi cùng với sự hiểu biết và tìm ra hướng đi đúng để dễ dàng đạt được thành công.

- Bài học: Cần nhận thức tầm quan trọng của tính kiên nhẫn đối với mỗi con người, cần rèn luyện đức tính kiên nhẫn từ khi còn nhỏ, từ những việc nhỏ nhất.

1,5

0,25

0,75

0,25

0,25

2

Cảm nhận về đoạn thơ

4,0

1. Yêu cầu chung:

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

- Xác định đúng vấn đề nghị luận.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

- Vận dụng tốt các kĩ năng tạo văn bản, thể hiện được sự cảm nhận sâu sắc.

0,5

2. Yêu cầu cụ thể:

3,5

a.Khái quát chung:

- Sơ nét về tác giả Hữu Thỉnh qua những nét nổi bật nhất.

- Giới thiệu tác phẩm “Sang thu” cùng giá trị đặc sắc về nội dung.

- Dẫn dắt vấn đề: cảm nhận 2 khổ thơ trong bài Sang thu

0,5

b . Cảm nhận về thiên nhiên đất trời và những suy tư mà tác giả gửi gắm trong đoạn thơ:

* Cảnh thiên nhiên đất trời lúc sang thu:

- Thiên nhiên đất trời sang thu tuyệt đẹp ở những biến chuyển, vận động nhẹ nhàng của dòng sông, cánh chim, đám mây; đã tạo nên bức tranh thu mang màu sắc cổ điển cao rộng, khoáng đạt từ mặt đất đến bầu trời.

- Bức tranh thiên nhiên sang thu còn có những chuyển biến ở các hiện tượng thời tiết đặc trưng của mùa thu miền Bắc: thu sang nắng nhạt dần, những cơn mưa, sấm ít dần không đủ sức lay động hàng cây đứng tuổi.

=> Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy được cảm nhận bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, cảm xúc say sưa, tình yêu thiên nhiên của tác giả.

3,0

1,0

* Đoạn thơ còn gửi gắm những cảm xúc, suy tư sâu sắc của nhà thơ:

- Suy ngẫm về con người: Khi con người đã từng trải dạn dày, bản lĩnh thì chín chắn, vững vàng hơn trước sóng gió cuộc đời.

- Suy ngẫm về thế sự, đất nước: Đất nước cũng chỉ mới bắt đầu, được lúc thảnh thơi, yên bình, sẽ vững vàng hơn trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

=>Thể hiện nét đẹp lạ, độc đáo trong cách nhìn, cách cảm về thiên nhiên, thái độ sống đầy trách nhiệm và niềm tin tưởng về đời người của nhà thơ.

1,0

* Nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ:

- Đoạn thơ viết theo thể năm chữ giàu chất trữ tình.

- Hình ảnh thơ đẹp được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh tế: sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây mùa hạ /vắt nửa mình, sấm bớt bất ngờ, hàng cây đứng tuổi..

- Ngôn ngữ hàm súc, chính xác, đặc sắc thể hiện ở những từ ngữ diễn tả trạng thái: dềnh dàng, vội vã, vắt nửa mình, … các từ chỉ mức độ: vẫn còn, vơi dần, bớt,…

- Sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, đối, ẩn dụ,...

0,5

c. Đánh giá - mở rộng

0,5

- Đoạn thơ cho thấy sự cảm nhận và miêu tả tinh tế của nhà thơ qua nhiều yếu tố bằng nhiều giác quan và sự rung động trong tâm hồn .

- Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên tươi tắn, sống động rất đẹp lúc giao mùa, thể hiện nét trẻ trung dào dạt của tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết đồng thời thể hiện những cảm xúc, suy tư sâu sắc về cuộc đời, con người, về nhân dân, đất nước của Hữu Thỉnh.

*Lưu ý:

- Nếu thí sinh phân tích từng khổ kết hợp giữa nội dung và nghệ thuật thì giám khảo vẫn cho điểm tối đa.

- Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của thí sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo, rút ra bài học sâu sắc.Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm./.

Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn số 2

PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ

TRƯỜNG THCS TÂN ĐỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2024-2025

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề tham khảo có 01 trang)

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Không có gì tự đến, dẫu bình thường

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.

Như con chim suốt ngày chọn hạt

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ…

(Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn)

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về những câu thơ:

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

Như con chim suốt ngày chọn hạt.

Câu 4 (1,0 điểm). Em cảm nhận được điều gì trong nỗi lòng của cha mẹ qua đoạn thơ trên.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 10-12 câu), bàn về thái độ cần có của mỗi người khi đứng trước khó khăn thử thách

Câu 2 (4,0 điểm). Cảm nhận của em về thiên nhiên đất trời và những suy tư mà tác giả Hữu Thỉnh gửi gắm trong đoạn thơ sau:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(“ Sang thu” - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9 Tập 2)

……………..HẾT…………….

Tài liệu còn dài, mời các bạn xem trọn bộ trong file tải

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm