Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016. Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Sinh học tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc Phòng GD&ĐT Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận biên soạn. Đề thi nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh trong nửa đầu học kì 2 môn Sinh học lớp 7.

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 trường THCS Lê Hồng Phong, Đăk Lăk năm học 2015 - 2016

Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh năm 2015 - 2016

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7

Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 trường THCS Gia Lập, Ninh Bình năm học 2015 - 2016

TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊMĐỀ THI GIỮA HK2 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng:

a. Giúp ếch đẩy nước khi bơi.
b. Giúp ếch dễ thở khi bơi.
c. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy.
d. Giảm sức cản của nước khi bơi.

Câu 2: Các loài chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng là đời sống của nhóm chim:

a. Chim bơi. b. Chim bay.
c. Chim chạy. d. Chim sống dưới nước.

Câu 3: Hệ tuần hoàn của thằn lằn có đặc điểm:

a. Tâm thất có vách hụt.
b. Tâm thất có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
c. Tâm nhĩ có vách hụt, sự pha trộn máu giảm đi.
d. Tâm thất có 2 vách ngăn hụt, máu ít bị pha hơn.

Câu 4: Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc chẵn là:

a. Lợn, bò. b. Bò, ngựa. c. Hươu, tê giác. d. Voi, hươu.

Câu 5: Chim bồ câu, tim có 4 ngăn hoàn chỉnh nên máu trong tim là:

a. Máu không pha trộn. b. Máu pha trộn. c. Máu lỏng. d. Máu đặc.

Câu 6: Đặc điểm cấu tạo chi của Kanguru:

a. Chi có màng bơi.
b. Chi sau lớn khỏe, chi trước biến thành cánh.
c. Chi sau lớn khỏe, chi trước ngắn nhỏ.
d. Chi trước to khỏe, chi sau có màng bơi.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với lối sống ở nước.

Câu 2: (1,0 điểm) Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

Câu 3: (2,0 điểm) Lớp chim có vai trò gì đối với tự nhiên và con người?

Câu 4: (3,0 điểm)

a) (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm chung của lớp thú.

b) (1,0 điểm) Dựa vào bộ răng phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, ăn thịt, gặm nhấm?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

d

c

b

a

a

c

II. Tự luận: (7,0 điểm)

Câu 1

* Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với lối sống ở nước:

  • Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí.
  • Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
  • Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

* Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với lối sống ở cạn:

  • Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
  • Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng.
  • Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt.

Câu 2

* Những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

  • Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn.
  • Tim xuất hiện vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa (4 ngăn chưa hoàn toàn), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha.
  • Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu môn cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước.
  • Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.

* Những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

  • Da khô có vảy sừng
  • Cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ.
  • Màng nhĩ nằm trong hốc tai
  • Đuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.

Câu 3

* Vai trò có lợi của lớp chim đối với tự nhiên và con người:

  • Ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông, lâm ngư nghiệp và gây hại cho người
  • Cung cấp thực phẩm, làm cảnh.
  • Làm chăn đẹm hoặc làm đồ trang trí.
  • Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch....

* Vai trò có lợi của lớp thú đối với tự nhiên và con người:

  • Tiêu diệt gặm nhấm gây hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
  • Cung cấp thực phẩm, sức kéo.
  • Cung cấp nguồn dược liệu quý.
  • Cung cấp nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị...

Câu 4

* Đặc điểm chung của lớp thú:

  • Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
  • Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Có lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa.
  • Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.

* Phân biệt giữa bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt:

  • Bộ ăn sâu bọ: Mõm dài, răng nhọn, răng hàm có 3,4 mấu nhọn.
  • Bộ gặm nhấm: Răng cửa sắc lớn, có khoảng trống hàm, thiếu răng nanh.
  • Bộ ăn thịt: Bộ răng phân hóa: răng cửa, răng nanh, răng hàm.

* Đặc điểm chung của lớp chim:

  • Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
  • Phổi có mạng ống khí. Có túi khí tham gia vào hô hấp.
  • Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt.
  • Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ

* Phân biệt giữa các thú móng guốc dựa vao đặc điểm ngón chân:

  • Bộ guốc chẵn: Có ngón chân giữa phát triển bằng nhau
  • Bộ guốc lẻ: Có ngón chân giữa phát triển hơn cả.
  • Bộ voi: Có 5 ngón, guốc nhỏ
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm