Đề thi Hóa 10 học kì 2 năm học 2021 - 2022 Đề 2
Đề thi học kì 2 Hóa 10 Có đáp án
Đề thi Hóa 10 học kì 2 năm học 2021 - 2022 Đề 2 được VnDoc biên soạn là đề thi hóa học kì 2 lớp 10. Nội dung đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm hóa 10 học kì 2, bám sát nội dung khung chương trình cơ bản. Giúp đánh giá đúng năng lực của các bạn học sinh, cũng như giúp bạn đọc củng cố lại kiến thức còn hổng. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung câu hỏi dưới đây.
Đề kiểm tra Hóa 10 học kì 2
Năm học: 2021 - 2022
Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian phát đề
Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố VIA có dạng nào?
A. 1s2 2s2 2p4
B. 3s2 3p4
C. ns2 np4
D. ns2 np6
Câu 2. Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hoá học của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá, tính khử.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá.
C. Lưu huỳnh có tính oxi hoá và tính khử.
D. Lưu huỳnh chỉ có tính khử
Câu 3. Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có khả năng thể hiện tính oxi hoá?
A. O3, H2SO4, F2
B. O2, Cl2, H2S
C. H2SO4, Br2, HCl
D. Cl2, S, SO3
Câu 4. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào axit H2SO4 là axit đặc?
A. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O.
B. H2SO4 + Ca → CaSO4 + H2
C. 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + 2H2O + SO2
D. 3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
Câu 5. Dung dịch H2S để ngoài không khí sinh ra sản phẩm nào sau đây là chủ yếu?
A. H2
B. SO3
C. SO2
D. S
Câu 6. Ozon có tính oxi hóa tương tự oxi nhưng mạnh hơn oxi. Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ tính chất trên?
A. Khí H2S
B. Dung dịch KI
C. Khí NH3
D. Khí SO2
Câu 7. Khí H2S không tác dụng với chất nào sau đây?
A. dung dịch CuCl2.
B. khí Cl2.
C. dung dịch KOH.
D. dung dịch FeCl2
Câu 8. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt khí H2S và SO2 đựng trong hai lọ riêng biệt?
A. dung dịch CuSO4
B. dung dịch Br2
C. dung dịch KMnO4
D. dung dịch NaOH
Câu 9. Kim loại nào sau đây bị thụ động với axit sunfuric đặc nguội?
A. Cu, Al
B. Fe, Mg
C. Al, Fe
D. Zn,Cr
Câu 10. Với số mol các chất ban đầu lấy bằng nhau, phương trình hoá học nào dưới đây điều chế được lượng oxi nhiều hơn?
A. 2KClO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2KCl + 3O2
B. 2KMnO4 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2K2MnO4 + MnO2 + O2
C. 2HgO \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2Hg + O2
D. 2KNO3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)2KNO2 + O2
Câu 11. Chất xúc tác trong phản ứng hóa học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng, sau khi phản ứng sau chất xúc tác sẽ:
A. Phản ứng hết vừa đủ
B. Phản ứng nhưng vẫn còn dư
C. Phản ứng hết nhưng vẫn còn thiếu so với chất phản ứng
D. Không thay đổi
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dùng KMnO4 oxi hoá dung dịch HCl đặc tạo ra khí Cl2.
B. Nhiệt phân KMnO4 tạo ra khí O2.
C. Cho dung dịch HCl dư vào CuS tạo ra khí H2S.
D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na2SO3 tạo ra khí SO2.
Câu 13. Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh?
A. Làm nguyên liệu sản xuất H2SO4 .
B. Làm chất lưu hóa cao su.
C. Khử chua đất.
D. Điều chế thuốc súng đen.
Câu 14. Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dung dịch HCl, Ba(NO3)2 và H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dung dịch trên là chất nào?
A. dung dịch NaCl
B. dung dịch AgNO3
C. dung dịch NaOH
D. quỳ tím
Câu 15. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng sau: CaCO3 (r) + 2HCl (dd) → CaCl2 + H2O + CO2↑
A. Nhiệt độ.
B. Chất xúc tác.
C. Áp suất.
D. Diện tích tiếp xúc.
Câu 16. Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với lưu huỳnh (trong điều kiện phản ứng thích hợp)?
A. Hg, O2, HCl.
B. Pt, Cl2, KClO3.
C. Zn, O2, F2.
D. Na, Br2, H2SO4 loãng
Câu 17. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.
B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu.
D. BaCl2, Na2CO3, FeS
Câu 18. Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3 (k); ∆H = -92 kJ. Để thu được thêm nhiều khí NH3 thì cần
A. giảm nhiệt độ và áp suất.
B. tăng nhiệt độ và áp suất.
C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Câu 19. Cho phương trình phản ứng: Al + H2SO4 đặc → Al2(SO4)3 + S + H2O. Hệ số của phương trình lần lượt là ?
A. 2, 6, 1, 3, 6
B. 2, 4, 1, 1, 4
C. 2, 5, 1, 2, 5
D. 4, 7, 2, 1, 7
Câu 20. Trong các thí nghiệm sau:
(1) Dung dịch H2S để ngoài không khí
(2) Sục khí H2S vào dung dịch nước brom
(3) Đốt khí NH3 trong O2 không có xúc tác
(4) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 21. Đốt 13 gam bột một kim loại hoá trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2 gam (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Kim loại đó là
A. Cu
B. Zn
C. Fe
D. Ca
Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Al trong khí oxi dư thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã phản ứng là
A. 4,48 lít.
B. 8,96 lít.
C. 17,92 lít.
D. 11,20 lít.
Câu 23. Cho 0,45 gam Al tác dụng hoàn toàn với H2SO4 dư thu được V lít khí. Giá trị của V là bao nhiêu?
A. 0,56 lit
B. 0,45 lit
C. 0,627 lit
D. 0,672 lit
Câu 24. Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k) (ΔH < 0).
Phát biểu đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
Câu 25. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 g KClO3 (xúc tác MnO2) thu được khí oxi. Lượng oxi sinh ra oxi hóa được tối đa bao nhiêu gam Mg?
A. 8,4 gam
B. 7,2 gam
C. 3,6 gam
D. 4,8 gam
Câu 26. Mùa hè thời tiết nóng nực, người ta thường đi du lịch và đặc biệt là những nơi có rừng thông, ở đây thường không khí sẽ trong lành và mát mẻ hơn. Chất nào sau đây làm ảnh hưởng đến không khí trên?
A. Oxi.
B. Ozon.
C. Hiđrosunfua.
D. Lưu huỳnh đioxit
Câu 27. Cho 1,68 lít CO2 (đktc) sục vào bình đựng 250 ml dung dịch KOH dư. Biết thể tích dung dịch trước và sau phản ứng không thay đổi Nồng độ mol/lit của muối thu được sau phản ứng là
A. 0,2M
B. 0,3M
C. 0,4M
D. 0,5M
Câu 28. Hòa tan 8,6 gam oleum A vào nước được dung dịch B. Để trung hòa dung dịch B cần 200 ml dung dịch NaOH 1M . Công thức của oleum A là gì?
A. H2SO4.2SO3
B. H2SO4.3SO3
C. H2SO4.4SO3
D. H2SO4.SO3
Câu 29. Để m gam bột Fe ngoài không khí một thời gian thu được 11,8 g hỗn hợp gồm Fe và các oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:
A. 20,16
B. 9,94
C. 10,04
D. 15,12
Câu 30. Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là x mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(l.s). Giá trị của x là
A. 0,018.
B. 0,016.
C. 0,012.
D. 0,014.
Đáp án Đề thi Hóa 10 học kì 2 năm học 2021 - 2022
1C | 2C | 3A | 4C | 5D | 6B | 7D | 8A | 9C | 10A |
11D | 12C | 13C | 14D | 15C | 16C | 17D | 18D | 19B | 20D |
21B | 22B | 23A | 24C | 25D | 26B | 27B | 28A | 29B | 30C |
-----------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi Hóa 10 học kì 2 năm học 2021 - 2022 Đề 2. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 10, Chuyên đề Vật Lí 10, Lí thuyết Sinh học 10, Chuyên đề Hóa học 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.