Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 4

Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 9 Đề 4 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Tập làm văn giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 9.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 9

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có khăn tay, không có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu. Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Câu 1 (0,5đ): Người ăn xin trong câu chuyện được miêu tả như thế nào?

Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện.

Câu 3 (1đ): Theo em, điều mà nhân vật “tôi” nhận được là gì?

Câu 4 (1,5đ): Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện.

II. Làm văn (6đ):

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Người ăn xin được miêu tả: đã già; đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.

Câu 2 (1đ):

Nội dung chính của câu chuyện: ca gợi tình thương giữa con người với con người, chỉ cần có tấm lòng giúp đỡ người khó khăn hơn mình dù mình không có gì cũng là một điều đáng trân quý.

Câu 3 (1đ):

Thứ mà nhân vật “tôi” nhận lại được chính là tình cảm, sự biết ơn của người ăn xin trước tấm lòng mà anh dành cho người ăn xin đó.

Câu 4 (1,5đ):

- Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:

Bài học được rút ra từ câu chuyện: hãy biết yêu thương, đồng cảm và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Suy nghĩ của bản thân: trong cuộc sống còn nhiều mảnh đời bất hạnh, giúp đỡ họ không chỉ khiến cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, xã hội phát triển hơn mà còn khiến tình cảm cao đẹp của con người được lan tỏa, hơn nữa nó còn thể hiện nhân cách của bản thân,…

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa và nhân vật anh thanh niên.

2. Thân bài

Anh thanh niên hiện lên là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây. Một người yêu nghề, nhiệt huyết đối với nghề, không quản ngại khó khăn để hoàn thành công việc được giao.

Mặc dù sống trong điều kiệu thiếu thốn và khắc nghiệt nhưng anh thanh niên luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Anh tự sắp xếp cuộc sống, dù một mình ở trên đỉnh núi cao anh vẫn có bầy gà đẻ trứng, có trà ngon, có vườn hoa.

Anh chàng này “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.

Anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả.

Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

---------------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 4. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 9, Trắc nghiệm Tiếng Anh 9, Lý thuyết môn Vật lí lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm