Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 5
Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 9 Đề 5 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Tập làm văn giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.
Ngữ văn 9 - Đề thi học kì 1
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 9.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 9
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Lỗi lầm và sự biết ơn
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(theo Hạt giống tâm hồng)
Câu 1 (0,5đ): Người bạn trong câu chuyện trên đã viết và khắc lên đâu?
Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện.
Câu 3 (1đ): Em rút ra được điều gì qua câu chuyện trên?
Câu 4 (1,5đ): Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện (Bằng một đoạn văn).
II. Làm văn (6đ):
Phân tích bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu.
Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Người bạn trong câu chuyện trên đã viết lên cát và khắc lên đá.
Câu 2 (1đ):
Nội dung chính của câu chuyện: hãy cố gắng lãng quên những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình để sống tốt hơn. Tuy nhiên phải biết khắc ghi công ơn của người khác với mình.
Câu 3 (1đ):
Bài học rút ra: đôi lúc trong cuộc sống, người xung quanh sẽ là cho chúng ta muộn phiền nhưng không nên để tâm và sống tốt, duy trì những mối quan hệ cần thiết, hãy bao dung.
Câu 4 (1,5đ):
Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
Bài học rút ra: hãy bao dung trước lỗi lầm của người khác và ghi nhớ ơn nghĩa của người khác với mình.
Trong cuộc sống con người sẽ có nhiều biến cố xảy ra, hãy sẵn sàng đối đầu; sống chan hòa với mọi người, sẵn sàng bao dung với những lỗi lầm của người khác.
II. Làm văn (6đ):
Dàn ý Phân tích bài thơ Đồng chí
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí.
2. Thân bài
a. Đoạn thơ thứ nhất (Quê hương anh… Đồng chí!).
Giới thiệu quê hương, xuất thân của mình và đồng đội: “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” → cùng chung cảnh ngộ nghèo khó, là những người nông dân chất phác, mộc mạc.
Hoàn cảnh quen biết: “chẳng hẹn quen nhau”: chiến tranh đã đưa những người nông dân này thành chiến sĩ chiến đấu cùng nhau, thân quen nhau và trở thành đôi bạn thân thiết.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”: sự kề vai sát cánh, song hành cùng nhau trên khắp những ngả đường chiến đấu.
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”: họ bên nhau trong cuộc sống thường nhật ở chiến trường, chia sẻ với nhau những điều nhỏ nhặt nhất và trở thành người bạn tri kỉ của nhau.
“Đồng chí!”: hai tiếng đồng chí thiêng liêng vang lên để khẳng định cho tình bạn keo sơn của hai người chiến sĩ từ sự thấu hiểu đến việc cùng chung lí tưởng.
→ Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên chất phác, mộc mạc nhưng giàu tình cảm khiến người đọc thêm thương mến, yêu thương.
b. Đoạn thơ tiếp theo (Ruộng nương… trán ướt mồ hôi)
Sự thấu hiểu cho hoàn cảnh của người đồng chí: ruộng nương gửi lại cho người bạn ở quê hương, gian nhà để trống mặc kệ gió có lay động, giếng nước gốc đa trống trải vì thiếu đi bóng dáng con người. → Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn nhưng, phải vất vả mưu sinh nhưng họ vẫn gửi lại phía sau để chiến đấu dành độc lập cho tổ quốc.
Quay lại thực tại chiến đấu: cơn sốt rét rừng (từng cơn ớn lạnh, sốt run người, trán đẫm mồ hôi) → hoàn cảnh chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, gian khổ.
c. Đoạn thơ tiếp theo (Áo anh rách vai… nắm lấy bàn tay)
Thực tế ở chiến trường: người chiến sĩ không có lấy một manh áo lành lặn để mặc, chiếc quần cũng là từ chắp vá từ mảnh vải bỏ đi mà thành thế mà vẫn phải chống chọi với cái rét. Sự lạc quan của người lính được thể hiện ở nụ cười tươi rói giữa mùa đông buốt giá.
Giữa nơi rừng núi hoang vu đầy gai góc, chưa kể đến bom đạn nguy hiểm, người chiến sĩ không có lấy một đôi giày để đi bảo vệ đôi chân của mình, chính vì hoàn cảnh khó khăn thế mà họ hiểu nhau hơn, họ trao nhau cái nắm tay thay cho tình thương, sự đồng cảm, thấu hiểu.
d. Khổ thơ cuối cùng
Không gian: ban đêm, nơi rừng hoang sương muốn.
Hình ảnh người lính: đứng canh gác cạnh nhau giữa trời đất để chờ giặc tới.
“Đầu súng trăng treo” hình ảnh liên tưởng thú vị, mũi súng ngửa lên trời giống như chiếc giá đỡ ánh trăng tròn, tạo cảm giác thi vị, làm cho người đọc hiểu thêm về khung cảnh chiến đấu.
3. Kết bài
Nêu khái quát lại nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm.
---------------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Bài tập đọc hiểu lớp 9 môn Ngữ văn
- 10 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ ôn thi vào lớp 10
- Tóm tắt tác phẩm lớp 9
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 5. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 9, Trắc nghiệm Tiếng Anh 9, Lý thuyết môn Vật lí lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em học tập thật tốt.