Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Văn Khê, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 9

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Văn Khê, Hà Nội năm học 2016 - 2017. Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Giáo dục công dân trường THCS Văn Khê, thành phố Hà Nội biên soạn. Đề được ra theo hình thức 30% trắc nghiệm với 12 câu hỏi, 70% tự luận với 3 câu hỏi, thời gian để các bạn hoàn thiện bài thi là 45 phút. Mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Nguyễn Huệ năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 trường THCS Hồng Châu, Hưng Yên năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 9 trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 9 Phòng GD&ĐT Bình Thạnh, TP.HCM năm học 2015 - 2016

TRƯỜNG THCS VĂN KHÊĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN GDCD 9
Năm học 2016 – 2017
Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm khách quan: (3,0 điểm - mỗi câu được 0,25 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước những câu trả lời đúng

Câu 1: Câu ca dao sau thể hiện đức tính gì?

"Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"

A. Chí công vô tư B. Dân chủ
C. Kỉ luật. D. Tự chủ.

Câu 2: Biểu hiện nào trái với chí công vô tư?

A. Giải quyết công việc vì tình
B. Mọi việc cần giải quyết thấu tình đạt lí.
C. Công bằng cứ theo phép công mà làm.
D. Mọi hành động đều vì dân, vì nước.

Câu 3: Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của

A. Những nước có nền kinh tế
B. Những cường quốc về quân sự
C. Toàn nhân loại.
D. Những tổ chức quân sự trên thế giới.

Câu 4: Kỉ luật và dân chủ có mối quan hệ chặt chẽ vì:

A. Kỉ luật tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức và hành động.
B. Dân chủ tạo điều kiện cho mọi cá nhân được tham gia cống hiến và giám sát.
C. Kỉ luật và dân chủ giúp cá nhân, xã hội phát triển ổn định, bền vững.
D. Đây là qui định có tính pháp lí.

Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình

A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn.
B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
C. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.
D. Đấu tranh chống khủng bố.

Câu 6: Cho biết xu thế chung của thế giới ngày nay là:

A. Đối đầu xung đột.
B. Chiến tranh lạnh
C. Hòa bình ổn định, hợp tác cùng phát triển.
D. Hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột.

Câu 7: Chọn cụm từ thích hợp sau điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm "hợp tác":

A. Giúp đỡ, hợp tác
B. Giúp đỡ, hỗ trợ
C. Bình đẳng, hợp tác
D. Đoàn kết, giúp đỡ

Hợp tác là cùng chung sức làm việc ... , ... lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

Câu 8: Biểu hiện của người năng động sáng tạo:

A. Bài khó không làm nữa.
B. Gặp khó khăn chủ động, tìm cách để làm việc, học tập đạt hiệu quả.
C. Luôn khao khát được tìm hiểu cái mới, dám nghĩ dám làm.
D. Bất chấp mọi thứ nhằm thực hiện được điều mình đề ra.

Câu 9: Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa Việt Nam với nước nào trên thế giới?

A. Ô-xtrây-li-a (Úc) B. Mỹ C. Pháp D. Nhật

Câu 10: Câu nào sau đây nói về lối sống biết ơn?

A. Thương người như thể thương thân
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
C. Uống nước nhớ nguồn
D. Tôn sư trọng đạo

Câu 11: "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" có tên viết tắt là?

A. ASEAN B. WHO. C. FAO D. UNESCO.

Câu 12: Việc làm nào sau đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên:

A. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
B. Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.
C. Có kế hoạch những không nỗ lực thực hiện.
D. Học tập tốt, làm việc tốt vì mục đích cống hiến thật nhiều cho đất nước.

II. Tự luận: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Thế nào là dân chủ? Nêu ví dụ?

Câu 2: (2,0 điểm).

Em hãy nêu ít nhất 4 truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nêu những hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục truyền thống tốt đẹp trong học sinh.

Câu 3: Tình huống: (3,0 điểm)

Cuối năm học, Dũng bàn: Muốn ôn thi cho đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm một đáp án một môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra, ai cũng có đáp án. Nghe vậy nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN GDCD LỚP 9

I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,25 điểm

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐÁP ÁN

D

A

C

A, B

C, D

C

B

B, C

A

B, C

A

D

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

  • Dân chủ: Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. (1,0 điểm)
  • Ví dụ: Yêu cầu HS nêu được 1 ví dụ đúng. (1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

  • 4 truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo, đoàn kết. (1,0 điểm)
  • HS nêu được những hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục truyền thống tốt đẹp trong học sinh: Tổ chức cho học sinh biểu diễn văn nghệ, tổ chức trò chơi dân gian, tổ chức đền ơn đáp nghĩa. (1,0 điểm)

Câu 3: (3,0 điểm)

Học sinh diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được ý cơ bản sau:

a. Không tán thành cách làm đó của Dũng. (0,5 điểm)

b. Giải thích: (2,0 điểm)

  • Việc làm của Dũng tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất nhưng thực ra không có năng suất. (0,5 điểm)

* Vì:

  • Mỗi người chỉ làm một đáp án nên đây không phải là việc làm có năng suất (0,5 điểm)
  • Đây là một việc làm xấu vì nó biểu hiện sự đối phó, dối trá với cô giáo. (0,5 điểm)
  • Mục đích của việc cô giáo yêu cầu mỗi bạn tự làm đáp án từng môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học trong khi làm đáp án, qua đó người làm đáp án sẽ thuộc và hiểu rõ bài học hơn. (1,0 điểm)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 9 môn khác

    Xem thêm