Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Thanh Xuân, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Thanh Xuân, Hà Nội năm học 2016 - 2017. Đề thi bám sát kiến thức SGK Ngữ văn lớp 9 học kì 1, nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh. Và để các bạn thuận tiện hơn trong quá trình đối chiếu kết quả bài làm chúng tôi đã cập nhật đầy đủ và chính xác đáp án. Mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Ba Đình, Hà Nội năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Móng Cái, Quảng Ninh năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN
Đề chính thức
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2016 – 2017
Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (6.0 điểm): "Làng" là tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân viết về người nông dân. Trong tác phẩm, nhà văn có viết:

... "Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ... Ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này."

Câu 1: Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng gì của ông Hai? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy? (1.0 điểm)

Câu 2: Ghi lại những câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm ở trong đoạn văn trên. Chép chính xác 4 câu thơ khác trong một đoạn trích "Truyện Kiều" mà em đã được học cũng sử dụng hình thức độc thoại nội tâm này. (1.5 điểm)

Câu 3: Em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 12 câu) phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng Dầu theo giặc đến khi tâm sự với người con út. (Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và câu cảm thán, chú thích rõ) (3.5 điểm)

Phần II (4.0 điểm): Mở đầu bài thơ "Đồng chí", nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

Câu 1: Em hãy giải nghĩa từ "đồng chí". Theo em, cách người lính gọi nhau là "đồng chí" như trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì? (1.0 điểm)

Câu 2: Từ những cảm nhận về đoạn thơ trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. (3.0 điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Phần I (6.0 điểm)

Câu 1

  • Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai.
  • Ông Hai có tâm trạng ấy vì ông nghe tin làng mình theo giặc từ miệng những người đàn bà đi tản cư.

Câu 2

  • Ghi lại câu văn có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...
  • Chép đúng 4 câu thơ trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm (4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng hoặc 4 câu thơ miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ)...

Câu 3

  • Hình thức: Đúng cấu trúc đoạn văn tổng – phân – hợp.
  • Nội dung: Đảm bảo các ý sau:
    • Khi mới nghe tin: Tâm trạng sững sờ, xấu hổ, uất ức (0.25)
    • Về đến nhà: Tâm trạng lo lắng, đau đớn, tủi hổ (0.25)
    • Suốt mấy ngày hôm sau: Từ sững sờ, day dứt tâm trạng ông Hai biến thành sự sợ sệt trong nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. (0.25)
    • Khi mụ chủ nhà biết chuyện: ông rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng. (0.25)
    • Ông tâm sự với người con út để giãi bày minh oan... (0.25)
  • Lưu ý: Khi phân tích, HS cần làm rõ được tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai. (0.5)
  • Kiến thức tiếng Việt:
    • Câu bị động (có gạch chân và chú thích rõ) (0.5)
    • Câu cảm thán (có gạch chân và chú thích rõ) (0.5)

Phần II (4.0 điểm)

Câu 1

  • Đồng chí: Người cùng chí hướng.
  • Các xưng hô "đồng chí" trong đoạn thơ: thể hiện mối quan hệ thân mật, trân trọng, gắn bó của những người lính.

Câu 2

* Hình thức: Đủ độ dài, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, đúng cấu trúc đoạn văn.

* Nội dung: Đảm bảo các ý sau:

  • Khẳng định tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất đối với mỗi con người.
  • Biểu hiện của một tình bạn đẹp:
    • Chân thành, tôn trọng lẫn nhau.
    • Sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong mọi hoàn cảnh...
  • Ý nghĩa của một tình bạn đẹp:
    • Bạn sẽ cùng ta sẻ chia những buồn vui trong cuộc sống.
    • Bạn giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
    • Một người bạn tốt sẽ giúp ta hoàn thiện hơn về nhân cách, bởi ta học hỏi được ở bạn nhiều điều...
  • Liên hệ:
    • Phê phán những người chưa biết quý trọng tình bạn (chơi với bạn không chân thành, còn vụ lợi...)
    • Liên hệ bản thân: đã và sẽ làm gì để xây dựng và giữ gìn một tình bạn đẹp?
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm