Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT Thuận An, Bình Dương năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT Thuận An, Bình Dương năm 2015 - 2016 là đề thi lớp 9 môn Ngữ văn được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là đề kiểm tra chất lượng môn Văn 9 trong học kì I, có đáp án đi kèm. Các bạn học sinh có thể tham khảo, luyện đề nhằm ôn tập và củng cố kiến thức. Chúc các bạn học tốt.
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 9 trường THCS Nghi Phú năm 2014 - 2015
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 9 trường THCS Thuận Hưng, Hậu Giang năm 2013 - 2014
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 huyện Bình Giang, Hải Dương
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ THUẬN AN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút
I. VĂN-TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa"...
a/ Hãy chép lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo.(1 điểm)
b/ Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? (0.5 điểm)
Câu 2: (1.5 điểm)
a/ Cho biết việc vận dụng các phương châm hội thoại cần chú ý đến điều gì? (0.5 điểm)
b/ Thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Nói có sách, mách có chứng. (0.5 điểm)
Nói như đấm vào tai. (0.5 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
"Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa."
Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu có yếu tố miêu tả, trình bày hiểu biết của em về vẻ đẹp mùa xuân trong hai câu thơ trên. (Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều) - Nguyễn Du)
II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)
Đề: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
a. Học sinh chép đúng đoạn thơ không sai lỗi chính tả (đạt 1.0 điểm)
- Từ "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" đến "Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!"
- HS chép sai hoặc thiếu một từ ( trừ 0.25 điểm)
Chép thiếu một dòng thơ ( trừ 0.5 điểm)
b. HS nêu đúng tên văn bản: Bếp lửa (đạt 0.25 điểm)
HS nêu đúng tên tác giả: Bằng Việt (đạt 0.25 điểm)
Câu 2: (1.5 điểm)
a/ Chú ý: Cần phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì? (0.5 điểm)
b/ Xác định đúng hai phương châm hội thoại liên quan đến hai thành ngữ (1.0 điểm)
Nói có sách, mách có chứng => phương châm về chất.
Nói như đấm vào tai => phương châm lịch sự.
Câu 3: (2 điểm)
Biết viết đoạn văn có yếu tố miêu tả để trình bày cảm nhận về cảnh đẹp mùa xuân trong hai câu thơ trên:
Nội dung: (1.5 điểm)
- Sự hài hòa màu sắc của bức tranh. (0.5 điểm)
- Không gian khoáng đạt: cành lê được tả bằng nét chấm phá, dùng đảo ngữ gợi ấn tượng về sự thưa thớt nhưng nổi bật của sắc trắng hoa lê. (0.5 điểm)
- Bức tranh hiện lên tươi đẹp, căng đầy sức sống. (0.5 điểm)
Hình thức: (0.5 điểm)
- Đúng hình thức đoạn văn
- Đảm bảo số dòng
- Lới văn hay, diễn đạt tốt
II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người chiến sĩ lái xe trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
DÀN Ý
A/ Mở bài : 0,5đ
- Đưa dẫn được lí do có cuộc gặp gỡ.
- Ước muốn được kể cho mọi người nghe cuộc gặp gỡ, trò chuyện đầy cảm động và lí thú đó.
B/ Thân bài: 4 điểm
Cảm nhận ban đầu khi gặp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. (0,5đ)
Kể lại nội dung cuộc trò chuyện: (3 điểm)
- Điều đặc biệt trong những chiếc xe của bác? Nguyên nhân?
- Không có kính- mọi khó khăn của thiên nhiên đến với các bác: Gió, mưa, bụi...Điều gì giúp các bác vượt qua những khó khăn ấy?
- Hiện thực khốc liệt của chiến trường: bom giật, bom rung, những chiếc xe từ trong bom rơi... khiến xe không còn kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước...Vậy động cơ nào giúp những chiếc xe của các bác vẫn băng băng ra chiến trường?
- Vẫn biết cuộc kháng chiến chống Mĩ là vô cùng gian khổ, ác liệt và kéo dài không biết đến khi nào mới kết thúc, vì sao các bác vẫn có niềm tin, vẫn vững tin để chiến đấu?
Bộc lộ suy nghĩ của mình về sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng, về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước. (0,5đ)
C/ Kết bài: (0,5đ)
Bộc lộ cảm xúc sâu đậm của mình về cuộc gặp gỡ đầy lí thú và cảm động đó.