Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Lịch sử Địa lí năm học 2024 - 2025

Đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 9 năm 2024 - 2025 có đầy đủ đáp án và ma trận, thầy cô có thể tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Đây cũng là tài liệu hay cho các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 lớp 9 sắp tới đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các bạn tải về tham khảo chi tiết.

1. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9 KNTT

Ma trận đề thi 

Phần Lịch sử

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

1

VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

2TN

5%

2

THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

2. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

3TN

1TL

17,5%

3. Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991

2TN

1TN

7,5%

4. Mỹ Latinh từ năm 1945 đến năm 1991

1TN

1 (a) TL

1 (b) TL

17,5%

5. Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

1TN

2,5%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Phần Địa lí

TT

Chương/

chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Địa lí

1

Địa lí các ngành kinh tế

Công nghiệp

2TN

(11,12)

5%

Dịch vụ

2TN

1TL

10%

2

Sự phân hoá lãnh thổ

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

4TN

2TN

15%

Vùng Đồng bằng sông Hồng

1(a)TL

1(b) TL

20%

Tỉ lệ

20%

15%

10%

5%

50%

Tổng hợp chung

Đề thi

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Câu 1. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin ở nước nào?

A. Áo.

B. Mỹ.

C. Anh.

D. Pháp.

Câu 2. Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động nào vào tháng 6 - 1919?

A. Tham dự Đại hội Tua.

B. Tham dự Hội nghị Véc-xai.

C. Gửi yêu sách tám điểm đến Hội nghị Véc-xai.

D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba.

Câu 3. Đến những năm 60 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ mấy thế giới?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4. Tháng 3 năm 1985, ...... được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

A. Bus.

B. Putin.

C. Ga-ga-rin.

D. Gooc-ba-chốp.

Câu 5. Nhà nước Đông Đức ra đời 1949, chịu ảnh hưởng của cường quốc nào?

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Liên Xô.

D. Trung Quốc.

Câu 6. Hội đồng tương trợ kinh tế viết tắt theo tiếng Anh là

A. AU.

B. SEV.

C. ANC.

D. NATO.

Câu 7. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. thực hiện chiến lược toàn cầu.

B. cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.

C. chống lại phong trào đình công của công nhân.

D. loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.

Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những đảng nào thay nhau nắm quyền ở Mĩ?

A. Đảng Dân chủ và Đảng Độc lập.

B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

C. Đảng Cộng hòa và Đảng Độc lập.

D. Đảng Bảo thủ và Đảng Cộng sản.

Câu 9. Quốc gia nào mở đầu Cách mạng dân tộc dân chủ, chống chế độ độc tài ở khu vực Mĩ La-tinh?

A. Cu-ba. B. Chi-lê. C. Bô-li-vi-a. D. Ni-ca-ra-goa.

Câu 10. Nhờ cuộc Cách mạng nào mà Ấn Độ tự túc được lương thực?

A. Cách mang tư sản.

B. Cách mạng vô sản.

C. “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

D. Cách mạng khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

Câu 11. Nhân tố nao sau đây là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

A. Dân cư và lao động. B. Chính sách và thị trường.

C. Khoáng sản và nguồn nước. D. Khoa học công nghệ, vốn và khoa học kĩ thuật.

Câu 12. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta năm 2021 thì nguồn nào chiếm tỉ trọng nhiều nhất?

A. Điện gió. B. Nhiệt điện. C. Thuỷ điện. D. Điện mặt trời.

Câu 13. Quốc lộ 1A bắt đầu và kết thúc ở đâu?

A. Lạng Sơn – Cà Mau. B. Lạng Sơn – Vĩnh Long.

C. Lạng Sơn – Kiên Giang. D. Lạng Sơn – TP. HCM.

Câu 14. Ngành nào sau đây thuộc nhóm ngành dịch vụ tiêu dùng?

A. Thương mại. B. Thủ tục hành chính.

C. Tài chính ngân hàng. D. Giáo dục, du lịch.

Câu 15. Tỉnh nào sau đây thuộc khu vực Đông Bắc?

A. Phú Thọ. B. Điện Biên.

C. Lai Châu. D. Hoà Bình.

Câu 16. Phía bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với

A. Lào. B. Trung Quốc.

C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích

A. hơn 21 nghìn km2. B. hơn 23 nghìn km2.

C. hơn 45 nghìn km2. D. hơn 95 nghìn km2.

Câu 18. Vì sao Trung du và Miền núi Bắc Bộ có nguồn thuỷ năng lớn?

A. Có mạng lưới sông ngồi dày đặc.

B. Địa hình dốc và có nhiều sông lớn.

C. Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.

D. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa.

Câu 19. Vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Ba Bể. B. Ba Vì. C. Xuân Sơn. D. Hoàng Liên.

Câu 20. Vì sao ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò?

A. Trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét tốt.

B. Nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn.

C. Thịt trâu tiêu thụ tốt hơn trên địa bàn của vùng.

D. Trâu dễ thuần dưỡng và đảm bảo sức kéo tốt hơn.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 21. (1,0 điểm)

Vì sao chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?

Câu 22. (1,5 điểm) Bằng kiến thức đã học, em hãy:

a) Đánh giá kết quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba.

b) Liên hệ bài học từ kết quả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba đối với Việt Nam.

Câu 23. (0,5 điểm) Hãy tìm hiểu thông tin về hai vệ tinh viễn thông đang hoạt động của nước ta.

Câu 24. (2,0 điểm)

a. Phân tích đặc điểm nguồn lao động ở Đồng bằng sông Hồng.

b. Nêu ảnh hưởng của nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

....... Hết ......

Xem đáp án trong file tải

2. Đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Cánh diều

Phân môn Lịch sử

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm)

Câu 1: Cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Năm 1926 đến 1927.

B. Năm 1927 đến 1930.

C. Năm 1927 đến 1935.

D. Năm 1927 đến 1937.
Câu 2: Điểm tương đồng về nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của hai cuộc chiến tranh thế giới là gì?

A. Tư tưởng thù ghét chủ nghĩa cộng sản của các nước Mĩ, Anh, Pháp.

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
C. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc, thực dân.

D. Lực lượng phát xít thắng thế và lên cầm quyền ở một số nước Âu - Mĩ.

Câu 3: Một trong những vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là:

A. truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam.

B. tập hợp thanh niên, trí thức yêu nước tham gia cách mạng.

C. tập hợp giai cấp tư sản dân tộc tham gia cách mạng.

D. truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam.

Câu 4: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu nhờ có hoàn cảnh quốc tế nào thuận lợi?

A. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại phát xít Đức - Nhật.
B. Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức - đồng minh của phát xít Nhật.

C. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản.

D. Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô.

Câu 5: Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong bối cảnh nào?

A. Cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi đang giành được những thắng lợi to lớn: trong 1 năm có 17 nước Tây Phi, Trung Phi, Đông Phi giành được độc lập.

B. Các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

C. Cả hai đều bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt, trong khi Nhật Bản, Tây Âu đang vươn lên mạnh mẽ.

D. Hết kinh phí để thực hiện chiến tranh, giảm mạnh tiền tệ và lương thực khiến hai nước phải dừng chiến tranh.

Câu 6: Từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.
C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Câu 7: Mĩ đã làm gì để thực hiện Chiến lược toàn cầu trong những năm 1945 - 1973?

A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.

B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.

C. Hợp tác kinh tế với các nước tư bản đồng minh.

D. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Câu 8: Câu 8: Sự kiện nào sau đây đã mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ độc tài thân Mỹ của nhân dân Cu-ba?

A. Tổ chức cách mạng mang tên “ Phong trào 26-7 ”.

B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa của 135 thanh niên Cu-ba.

C. Phi-đen Cát-xtơ-rô cùng đồng đội mở cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-rn-tê.

D. Lực lượng cách mạng Cu-ba tấn công, đánh chiếm Thủ đô La Ha-va-na.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

– Trình bày ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 2 (1.5 điểm) Bằng kiến thức lịch sử đã học em hãy:

a. (1.0 điểm)

- Nhận xét về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và chỉ ra những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941).

b. (0.5 điểm)

Nêu một bài học rút ra từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba cho cách mạng Việt Nam hiện nay.

Đáp án

PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

B

D

A

C

B

D

B

PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu 1 (1.5 điểm)

Câu

Nội dung

Câu 1 (1.5 điểm

- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc.

- Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 2 (1,5 điểm)

a. ( 1 điểm).

b. (0,5 điểm)

- Hạn chế: ( 0,5 điểm)

+ Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp.

+ Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

- Nhận xét: ( 0,5 điểm)

Mặc dù còn có những hạn chế song công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925 - 1941 vẫn đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lại lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.

HS nêu được một bài học trong một số bài học dưới đây

- Tấm gương mở đường của cách mạng Cu-ba đối với khu vực Mỹ La- tinh và các nước bị áp bức trên thế giới

- Bài học về đường lối cách mạng sáng tạo, có ý nghĩa soi sáng cho việc phân tích những vấn đề nảy sinh hôm qua và cung cấp phương pháp luận cho hôm nay trên một số khía cạnh.

- Bài học vận dụng tư tưởng quân sự của Cách mạng Tháng Mười trong sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

PHẦN A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố của dân tộc Kinh ở nước ta?

A. Chỉ phân bố ở đồng bằng, nơi có đất phù sa màu mỡ.

B. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du.

C. Phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi.

D. Phân bố ở các vùng địa hình thấp, bằng phẳng và gần nguồn nước.

Câu 2. Xã hội hậu công nghiệp

A. diễn ra ở tất cả các nước trên thế giới.

B. mới chỉ diễn ra ở các nước phát triển.

C. mới chỉ xuất hiện ở châu Âu.

D. đang diễn ra mạnh ở các nước đang phát triển ở châu Á.

Câu 3. Trong cơ cấu diện tích cây trồng ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. cây lương thực.

B. cây công nghiệp hàng năm.

C. cây công nghiệp lâu năm.

D. cây ăn quả.

Câu 4. Năng suất lúa của nước ta trong thời gian gần đây tăng nhanh do A. thời tiết ổn định hơn so với giai đoạn trước.

B. kinh nghiệm của người dân được phát huy.

C. đẩy mạnh thâm canh.

D. đẩy mạnh tăng vụ.

Câu 5. Trong các nhân tố tự nhiên dưới đây, nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố công nghiệp?

A. Đất. B. Nước.

C. Khoáng sản. D. Sinh vật.

Câu 6. Trong cơ cấu sản lượng điện hiện nay ở nước ta, nguồn điện nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?

A. Thuỷ điện. B. Điện gió và điện mặt trời.

C. Nhiệt điện. D. Điện khí.

Câu 7. Các trung tâm công nghiệp quan trọng ở nước ta tập trung chủ yếu ở A. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 8. Loại hình giao thông vận tải có khối lượng hàng hoá vận chuyển chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta là A. đường biển.

B. đường sông.

C. đường hàng không.

D. đường bộ.

Câu 9. Nhận xét nào sau đây đúng với ngành bưu chính viễn thông A. phát triển với tốc độ nhanh.

B. phát triển ổn định.

C. ít biến động.

D. bấp bênh.

Câu 10. Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu của nước ta thay đổi theo xu hướng A. tăng cường xuất khẩu sản phẩm thô; nhập khẩu sản phẩm chế biến.

B. tăng cường xuất khẩu nguyên, nhiên liệu; hạn chế tối đa nhập khẩu.

C. chỉ xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đã chế biến; nhập khẩu công nghệ cao.

D. tăng cường xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu; nhập khẩu máy móc, thiết bị.

Câu 11. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Nằm ở phía bắc nước ta.

B. Đường biên giới dài với Trung Quốc, Lào; có nhiều cửa khẩu quốc tế.

C. Giáp với Trung Quốc và Lào.

D. Giáp với vịnh Bắc Bộ.

Câu 12. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hoá của

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Tây Nguyên.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 13. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng tập trung nhiều nhà máy thuỷ điện công suất lớn bao gồm:

A. Hoà Bình, Trị An, Đa Nhim.

B. Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu.

C. Hoà Bình, Thác Bà, Y-a-ly.

D. Sơn La, Hàm Thuận, Thác Bà.

Câu 14. Ý nào sau đây đúng với đặc điểm vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Nằm trong nội địa, giáp với ba vùng kinh tế.

B. Tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và có cửa ngõ ra biển.

C. Tiếp giáp với Trung Quốc, Biển Đông và hai vùng kinh tế.

D. Tiếp giáp với hai vùng kinh tế là Đông Bắc, Tây Bắc và thông ra Biển Đông.

Câu 15. Nhận xét nào sau đây đúng với Đồng bằng sông Hồng

A. Đồng bằng sông Hồng là vùng trồng lúa lớn nhất nước ta.

B. Lúa là cây lương thực chính của Đồng bằng sông Hồng.

C. Lúa chiếm tới 50 % sản lượng lương thực của vùng.

D. Sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng liên tục tăng.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong GRDP của vùng.

B. Cơ cấu dịch vụ đa dạng.

C. Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùng.

D. Tập trung chủ yếu ở các vùng ngoại thành.

PHẦN B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Trình bày sự phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

b Phân tích các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Trung du và miền

núi Bắc Bộ.

Câu 2. (2,0 điểm). Phân tích những xu hướng mới trong phát triển thương mại và du lịch ở nước ta.

Câu 3. (1,0 điểm). Phân tích thế mạnh và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Xem đáp án trong file tải

Chia sẻ, đánh giá bài viết
115
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    thanks

    Thích Phản hồi 02/12/22
    • Bơ

      goood

      Thích Phản hồi 02/12/22
      • Bé Bông
        Bé Bông

        hữu ích

        Thích Phản hồi 02/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Đề thi học kì 1 lớp 9

        Xem thêm