Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 4 đề thi cuối kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025

Bộ đề thi cuối học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 bao gồm 4 đề thi khác nhau có đầy đủ đáp án, thầy cô có thể tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Đây cũng là tài liệu hay cho các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 lớp 9 sắp tới đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các bạn tải về tham khảo toàn bộ 4 đề thi và đáp án.

1. Đề thi cuối kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức - Đề 1

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

MÔN: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

(Đề kiểm tra gồm 02 trang)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang (1) sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời (2) .
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha (3) .
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng
Vân Tiên mình lụy (4) giữa dòng,
Giao long (5) dìu đỡ vào trong bãi rày.
Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa (6) một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Vân Tiên vừa ấm chơn tay,
Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi.
Ngỡ thân mình phải nước trôi,
Hay đâu còn hãy đặng ngồi dương gian.
Ngư ông khi ấy hỏi han,
Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa.

Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút (7) với già cho vui”.

Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi (8) trên cây.

Nay đà trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình nầy trơ trơ”.
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày doi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng.
Một mình thong thả làm ăn,
Khoẻ quơ chài kéo; mệt quăng câu dầm.
Nghêu ngao nay chích (9) mai đầm,
Một bầu trời đất vui thầm ai hay.
Kinh luân (10) đã sẵn trong tay,
Thung dung dưới thế vui say trong trời.
Thuyền nan một chiếc ở đời,
Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”.

(Trích Lục Vân Tiên và những vấn đề về Nguyễn Đình Chiểu , NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, năm 2022, tr 71-72 )

* Chú thích:

(1) Nghinh ngang: nghênh ngang.

(2) Vời: khoảng nước rộng ngoài xa trên mặt sông hay mặt biển.

(3) Phui pha (phôi pha): phai nhạt đi, mất vẻ tươi thắm, đẹp đẽ. Dùng từ phui pha ý tác giả muốn nói Trịnh Hâm kiếm lời nói lấp liếm, làm cho nhẹ chuyện đi, khiến cho không ai để ý đến.

(4) Lụy: chịu lấy hậu quả việc làm của người khác, ở đây ý nói bị hại .

(5) Giao Long: con rồng nước hay gây sóng dữ.

(6) Vầy lửa: nhóm lửa, đốt lửa.

(7) Hẩm hút (từ cổ): chỉ những thức ăn đạm bạc của người nghèo (hẩm: hư hỏng, biến chất, biến màu; hút: chỉ gạo không trắng). Ở đây Ngư ông ngỏ ý muốn Vân Tiên ở lại nhà mình, cùng chia sẻ rau, cháo…

(8) Trái mùi: trái cây quá chín, đã nẫu, ý nói trái cây chín nẫu tất phải rụng, mình bệnh tật nhiều không biết chết khi nào, sẽ phụ công ơn ông Ngư.

(9) Chích: cái hồ, cái đầm.

(10) Kinh luân: khi làm tơ kéo từng mối chia ra gọi là kinh, so các sợi mà hợp lại gọi là luân, nghĩa bóng chỉ tài sửa sang, sắp đặt, tổ chức, cai trị nước. Ý ông Ngư muốn nói: ông cũng có tài kinh luân nhưng muốn sống ẩn dật với nghề chài lưới, và trong nghề chài lưới ông cũng không thua kém gì những người có tài trị nước.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên kể về sự việc gì?

Câu 2 (0,5 điểm). Xác định một phần dẫn theo cách trực tiếp trong đoạn trích.

Câu 3 (1,0 điểm). Quan niệm sống của Ngư ông được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ?

Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,

Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?”

Câu 4 (1,0 điểm). Tại sao Ngư ông là người có tài kinh luân nhưng lại chọn cách sống thung dung với nghề chài lưới?

Câu 5 (1,0 điểm). Từ những hành động, lời nói của các nhân vật trong đoạn trích, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu, có đánh số thứ tự các câu) phân tích nét tính cách mà em yêu thích ở nhân vật Ngư ông trong đoạn trích của phần đọc hiểu.

Câu 2 (4,0 điểm). Xung đột là điều không thể tránh đối với lứa tuổi học trò. Em hãy viết bài văn đề xuất những giải pháp để giải quyết xung đột của học sinh trong trường học.

… … … …Hết… … … …

Họ tên và thí sinh: … … … … … … … … … … … … Số báo danh… … … …

Đáp án đề 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Đoạn trích trên kể về sự việc gì?

0,5

- Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông và được gia đình Ngư ông cứu/ Lục Vân Tiên gặp nạn được gia đình Ngư ông cứu.

*Lưu ý: HS trả lời theo 1 trong 2 cách trên cho 0,5 điểm

2

Xác định một phần dẫn theo cách trực tiếp trong đoạn trích trên.

0,5

* Hs lựa chọn một trong ba phần dẫn sau:

- “Người ở cùng ta,

Hôm mai hẩm hút với già cho vui”.

- “Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi trên cây.

Nay đà trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình nầy trơ trơ

-“Lòng lão chẳng mơ,
…Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang.”

* Lưu ý:

- Trả lời đúng 1 phần dẫn theo cách trực tiếp cho 0,5 điểm.

- HS trả lời từ 2 phần dẫn trở lên không cho điểm.

3

Quan niệm sống của Ngư ông được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ?

Ngư rằng: “ Lòng lão chẳng mơ,

Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?”

0,5

0,5

- Ngư ông khẳng định mình không ham muốn danh lợi hay sự đền đáp công ơn từ người khác.

- Ông cứu người vì tinh thần nhân nghĩa, đạo lí làm người.

4

Tại sao Ngư ông là người có tài kinh luân nhưng lại chọn cách sống thung dung với nghề chài lưới?

1,0

* Ngư ông là người có tài kinh luân nhưng lại chọn cách sống thung dung với nghề chài lưới vì:

- Ông muốn tránh những thói hư tật xấu, bất công trong xã hội.

- Yêu thích cuộc sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên.

- Ông muốn tâm hồn bình yên, thanh thản

- Ông vẫn giữ vững những giá trị đạo đức, phẩm chất cao đẹp của con người: nhân ái, nghĩa hiệp, giúp người không mong đền đáp…

* Lưu ý:

- Trả lời đúng 3 ý trở lên cho 1,0 điểm.

- Trả lời đúng 2 ý cho 0,75 điểm.

- Trả lời đúng 1 ý cho 0,25 điểm.

5

Từ những hành động, lời nói của các nhân vật trong đoạn trích, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

1,0

* Thông điệp:

- Hãy sống yêu thương, giúp đỡ người khác.

- Không được sống ích kỉ, ghen ghét, đố kị.

- Hãy tin rằng lòng tốt luôn được đền đáp.

- Giúp đỡ người gặp khó khăn không tính toán thiệt hơn.

-…

* Lưu ý:

- Trả lời đúng 3 thông điệp trở lên cho 1,0 điểm.

- Trả lời 2 thông điệp cho 0,75 điểm.

- Trả lời 1 thông điệp cho 0,25 điểm.

II

VIẾT

6,0

1

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:

- Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (Từ 8 đến 10 câu) của đoạn văn.

- Học sinh có thể triển khai đoạn văn theo hình thức tự chọn (diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp).

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nét tính cách yêu thích ở nhân vật Ngư ông.

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

- Sau đây là một số gợi ý:

* Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Ngư ông: lương thiện, hào hiệp.

* Thân đoạn:

- Sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn: vớt Vân Tiên lên, hối thúc hơ tay, hơ bụng dạ, mặt mày,...

- Sống giản dị không màng danh lợi: khẩn trương, nhanh chóng khi cứu giúp, ủi an, cảm thông khi biết sự tình khốn khổ của Vân Tiên, không màng ơn báo đáp khi giúp đỡ người khác.

- Mời Vân Tiên ở lại cùng gia đình: sự cưu mang người khốn khổ hơn mình.

- Lối sống đẹp, tâm hồn đẹp: ung dung, tự tại, sống hoà hợp với thiên nhiên, bình yên làm bạn với mây, trời, trăng nước.

=> Con người lương thiện, nhân ái, tốt bụng….nhân cách cao cả.

* Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề nghị luận và rút ra bài học cho bản thân.

1,0

d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25

2

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

- Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.

- Đảm bảo cấu trúc: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bàn về giải pháp để giải quyết những xung đột của học sinh.

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

- Xác định được các ý chính của bài viết.

- Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận. Sau đây là một số gợi ý:

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Nêu sự cần thiết phải đề xuất giải pháp giải quyết những xung đột của học sinh.

II. Thân bài:

1. Triển khai các luận điểm thể hiện rõ quan điểm của người viết:

a. Luận điểm 1: Bản chất của vấn đề nghị luận.

- Xung đột của học sinh: những mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng quan điểm xảy ra giữa các cá nhân hoặc nhóm học sinh trong trường học.

- Những xung đột có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: va chạm nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, mâu thuẫn về học tập, tình cảm hay các vấn đề cá nhân…

b. Luận điểm 2: Thực trạng của tình trạng xung đột ở học sinh, nguyên nhân và hậu quả.

* Thực trạng xung đột ở học sinh:

- Những bất đồng ý kiến trong làm việc nhóm, hoạt động ngoại khóa.

- HS sử dụng lời nói, hành động hoặc mạng xã hội để công kích bạn bè, ghen ghét, ganh tị từ những khác biệt về hoàn cảnh, tính cách, thành tích trong học tập.

- HS xô xát, đánh nhau gây tổn thương về thể chất và tinh thần.

- Theo một khảo sát gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh cho biết từng bị bắt nạt hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt trong trường học lên tới 30%. Con số này cho thấy xung đột học đường đang là một vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, học tập và sự phát triển của học sinh.

-…

* Nguyên nhân cảu vấn đề:

- Do khác biệt về tính cách, quan điểm, sở thích.

- Do cạnh tranh trong học tập, hoạt động ngoại khóa.

- Do hiểu lầm, thiếu thông tin.

- Tác động của môi trường xung quanh (gia đình, bạn bè, mạng xã hội).

- Thiếu kỹ năng giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn.

* Hậu quả

- Ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của học sinh: gây ra căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, thậm chí là tự tử.

- Ảnh hưởng đến học tập: giảm sút kết quả học tập, mất tập trung, bỏ học.

- Ảnh hưởng đến mối quan hệ: gây ra sự chia rẽ, thù hận, bạo lực học đường.

- Ảnh hưởng đến nhà trường: làm xấu đi hình ảnh của nhà trường, gây mất niềm tin của phụ huynh và xã hội.

- Lấy ví dụ minh họa.

2. Phản bác ý kiến trái chiều:

- Có thể có những ý kiến trái chiều nào về vấn đề? Gợi ý:

+ Một số người cho rằng xung đột học đường là điều không thể tránh khỏi, là một phần của quá trình trưởng thành. Họ cho rằng việc can thiệp quá sâu vào những xung đột này có thể làm mất đi tính tự lập, khả năng tự giải quyết vấn đề của học sinh.

+ Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Xung đột học đường không phải là điều tất yếu, và việc bỏ mặc những xung đột này tự diễn biến có thể gây ra những hậu quả khó lường.

- Học sinh chọn một quan điểm trái chiều và đưa các lý lẽ để phản bác một cách phù hợp.

3. Giải pháp giải quyết vấn đề

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hòa giải;

- Xây dựng kỹ năng giao tiếp hiệu quả;

- Tạo dựng một môi trường học đường thân thiện, cởi mở;

- Thành lập các nhóm hòa giải học đường;

- Tăng cường sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường;

-…

=> Liên hệ với bản thân.

III. Kết bài

- Khẳng định sự cần thiết của việc giải quyết những xung đột của HS.

- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân.

2,75

0,25

0,25

0,75

0,25

1,0

0,25

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lý lẽ kết hợp với bằng chứng; sắp xếp hệ thống ý mạch lạc, lôgic.

0,25

đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

Tổng điểm

10,0

2. Đề học kì 1 Văn 9 KNTT - Đề 2

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I CẤU TRÚC MỚI

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc và thực hiện yêu cầu:

TẶNG MỘT VẦNG TRĂNG SÁNG

Một vị thiền sư ẩn tu trong am tranh trên núi, một hôm nhân buổi tối đi dạo trong rừng, dưới ánh trăng vằng vằng, đột nhiên ngài ngộ ra trí tuệ của mình.

Ngài vui mừng trở về nơi ở, nhìn thấy am tranh của mình bị kẻ cắp lục lọi, kẻ cắp tìm không ra của cải gì, lúc sắp sửa bỏ đi thì gặp thiền sư ở cổng. Thì ra, sợ kẻ trộm giật mình, thiền sư từ nãy đến giờ cứ đứng đợi ở cổng. Ngài chắc chắn kẻ trộm không tìm được bất cứ đồ đạc gì đáng giá, liền cởi chiếc áo ngoài của mình cầm sẵn trong tay.

Kẻ cắp đang trong lúc kinh ngạc bối rối thì thiền sư nói:

- Từ đường rừng núi xa xôi, cậu đến thăm tôi, dù thế nào đi nữa cũng không thể để cậu ra về tay không! Đêm lạnh, cậu hãy mang theo chiếc áo này!

Vừa nói, ngài vừa khoác chiếc áo lên người kẻ cắp. Hắn ta lúng túng không biết làm thế nào, cúi đầu chuồn thẳng. Nhìn theo bóng kẻ cắp đi dưới ánh trăng vằng vặc, rối mất hút trong rừng núi, thiền sư không khỏi cảm thương rồi khảng khái thốt lên:

- Hỡi con người đáng thương kia, ta chỉ mong được tặng cậu một vầng trăng sáng.

Sau khi tiễn đưa kẻ cắp bằng mắt, thiền sư đi vào am tranh ngồi thiền, ngài nhìn trăng sáng ngoài cửa sổ rọi vào khoảng không trong nhà.

Hôm sau, dưới sự vuốt ve dịu dàng, ấm áp của ánh trăng, từ trong buồng thiền sâu thẳm, ngài mở mắt ra nhìn thấy chiếc áo ngoài mà ngài đã khoác lên người kẻ cắp được gấp gọn gàng tử tế đặt ở cửa. Vô cùng sung sướng, thiền sư lẩm bẩm nói:

- Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng.

(Tặng một vầng trăng sáng - Truyện cực ngắn, Lâm Thanh Huyền,

NXB Quân Đội nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.7-8)

Câu 1: (0,75 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2: (0,75 điểm) Trong văn bản trên, cuối cùng vị thiền sư đã tặng món quà nào cho kẻ ăn trộm?

Câu 3: (1,5 điểm) Chỉ ra hai lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên và cho biết dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp?

Câu 4: (1 điểm) Hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân từ văn bản trên?

PHẦN II: VIẾT (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Hãy viết đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật của truyện ngắn “Tặng một vầng trăng sáng” của nhà văn Lâm Thanh Huyền

Câu 2: (4 điểm)

Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết : “ Làm thế nào để rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh?”

----------HẾT------------

Chú thích: Tác giả: Lâm Thanh Huyền (1953-2019). Ông là nhà văn, nhà thơ có nhiều giải thưởng văn học. Đặc điểm trong văn của ông là sự dung hợp, lĩnh hội giữa tôn giáo và văn học. Ngôn ngữ trong sáng, giàu đẹp, kinh nghiệm sống phong phú, thấm nhuần tinh thần Phật Giáo với những triết lí nhân sinh sâu sắc.

Mời các bạn xem đáp án trong file tải

Chia sẻ, đánh giá bài viết
36
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm