Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 9 môn Giáo dục công dân năm học 2023 - 2024

Đề cương ôn thi học kì I lớp 9 môn Giáo dục công dân

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 9 môn Giáo dục công dân năm học 2023 - 2024 đưa ra những trọng tâm cần ôn tập trong môn GDCD lớp 9 học kì 1. Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 9 này sẽ giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới, mời các bạn tham khảo.

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ:

* Khái niệm:

- CCVT là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. (biểu hiện)

* Ý nghĩa:

- Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH

- Góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.

- Được mọi người tin cậy và kính trọng.

* Rèn luyện:

- Cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người có CCVT.

- Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

Bài 2: TỰ CHỦ:

* Khái niệm:

- Tự chủ là làm chủ bản thân, (luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh hành vi cho phải, cho đúng mực).

* Biểu hiện:

- Là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống.

- Luôn có thái độ bình tĩnh tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

* Ý nghĩa:

- Là một đức tính quí giá.

- Làm cho con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá.

- Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.

* Rèn luyện:

- Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

- Cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai sau mỗi việc làm, và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.

Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT:

* Khái niệm:

- Dân chủ là mọi người làm chủ được công việc của tập thể và XH; Mọi người phải được biết, cùng được tham gia bàn bạc; Góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc XH có liên quan đến mọi người, cộng đồng và đất nước.

- Kỉ luật là phải tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức XH, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.

- Quan hệ: Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào việc chung Kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

* Ý nghĩa:

- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động của mọi người.

- Tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ XH tốt đẹp.

- Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động XH.

* Rèn luyện:

- Cần tự giác chấp hành kỉ luật.

- Cán bộ lãnh đạo và tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.

Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH:

* Khái niệm:

- Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; là mối QH hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các QG – DT, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.

* Biểu hiện của bảo vệ hòa bình:

+ Giữ cuộc sống XH bình yên.

+ Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các DT, tôn giáo và QG.

+ Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

* Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình: là trách nhiệm của tất cả các QG, DT và toàn nhân loại.

* Rèn luyện:

- Nhân dân ta rất thấu hiểu những giá trị của hòa bình; đã, đang và sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lí trên TG.

- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người.

- Thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các DT và QG trên TG.

- Cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các mối quan hệ và giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người.

Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI:

* Khái niệm:

- Tình hữu nghị giữa các DT trên TG là QH bè bạn thân thiện giữa nước này với nước khác. Ví dụ: Quan hệ Việt – Lào; VN – CPC, VN – Cu-ba, .….

* Ý nghĩa:

- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác phát triển nhiều mặt: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật, …

- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

* Đảng và nhà nước ta: luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các DT, các QG khác trong khu vực và trên TG => Làm cho TG hiểu rõ hơn về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta => Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của TG đối với Việt Nam.

* Rèn luyện:

- Cần có trách nhiệm phải thể hiện tìn đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài.

- Cần có những thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.

Bài 6: HỢP TÁC:

* Khái niệm:

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

* Nguyên tắc hợp tác:

- Dựa trên cơ sở bình đẳng;

- Hai bên cùng có lợi;

- Không làm phương hại đến lợi ích người khác.

* Đảng và nhà nước ta: Đã và đang tham gia hợp tác có hiệu quả với nhiều QG và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế,…; Luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên TG.

* Nguyên tắc:

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Bình đẳng và cùng có lợi.

- Không dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực;

- Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.

- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.

* Rèn luyện:

- Cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.

- Hợp tác trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

Bài 7: TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC:

* Khái niệm:

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử đẹp, ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

* Dân tộc ta có những truyền thống đáng tự hào:

- Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm; Đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động.

- Hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo

- Về văn hóa: Tập quán tốt đẹp, cách ứng xử mang bản sắc VH VN;

- Về nghệ thuật: Nghệ thuật chèo tuồng, làn điệu dân ca, …

* Ý nghĩa: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá.

→ Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

* Rèn luyện:

- Cần tự hào, gìn giữ, bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của DT.

- Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

Bài 8: NĂNG ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO:

* Khái niệm:

- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về VC, TT hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.

* Biểu hiện người năng động, sáng tạo: Luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác, … nhằm đạt kết quả cao.

* Ý nghĩa:

- Là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong XH hiện đại.

- Giúp con người có thể vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp; Giúp con người làm nên những kì tích vẻ vang.

- Mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.

* Rèn luyện:

- Cần tìm ra cách học tốt nhất cho mình.

- Tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.

Bài 9: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ:

* Khái niệm:

- Làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả là tạo ra được nhiều sảm phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.

* Ý nghĩa:

- Là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp CNH – HĐH.

- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và XH.

* Rèn luyện:

- Phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe, lao động một cách có tự giác.

- Có kỉ luật và luôn năng động, sáng tạo.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là năng động, sáng tạo.

A. Chỉ làm bài khi thầy cô yêu cầu

B. Chỉ cần trong lớp nghe giảng, chép bài đầy đủ

C. Tìm ra nhiều cách giải trong một bài toán khó

D. Đi học đầy đủ và học thêm nhiều môn

Câu 2: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn.

B. Là làm ra được nhiều sản phẩm có giá trị trong một thời gian không xác định.

C. Là làm ra được nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn nhất.

D. Là làm ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn.

Câu 3: Trong các phương pháp sau, phương pháp nào không nâng cao kết quả học tập?

A. Tham gia các hoạt động học tập, hợp tác theo nhóm.

B. Tích cực liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

C. Học vẹt, học tủ.

D. Chủ động trong hoc tập, mạnh dạn bày tỏ ý kiến.

Câu 4: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Chỉ trong sản xuất, kinh doanh mới cần làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

B. Bất cứ công việc nào củng cần làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

C. Trong học tập không cần làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

D. Trong nghiên cứu khoa học không nên đề cập đến năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Câu 5: Để đạt hiệu quả trong học tập, học sinh cần

A. học bài khi bố mẹ nhắc nhở.

B. thức khuya để học bài

C. thực hiện đúng nội quy nhà trường để khỏi bị phạt.

D. tự lập kế hoạch học tập và rèn luyện của bản thân trong mỗi năm học.

Câu 6: Để đảm bảo năng suất, chất lượng hiệu quả trong quá trình làm việc đòi hỏi người lao động phải

A. đầu tư cho chất lượng sản phẩm

B. tăng nhanh số lượng sản phẩm

C. chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá

D. tăng số lượng nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.

Câu 7: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo?

A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được.

B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài.

C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo.

D. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát.

Câu 8: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc?

A. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế.

B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa.

C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ

D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống.

Câu 9: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.

B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.

C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 10: Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn 1 nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng, tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T sáng tạo. Là người hiệu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì?

A. Nhất trí với ý kiến của T và các bạn để cùng thực hiện.

B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T và đề nghị T rời khỏi nhóm.

C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T và các bạn.

D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm.

Câu 11: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.

B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.

C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.

Câu 12: Truyện thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 13: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc. B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống nhân ái.

Câu 14: Để làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả cần phải tránh điều nào sau đây?

A. Lao động tự giác, sáng tạo

B. Làm việc năng động, sáng tạo

C. Buông lỏng kỉ luật lao động

D. Rèn luyện để nâng cao tay nghề

Câu 15: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì?

A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.

B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.

C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.

D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Câu 16: Quan điểm nào dưới đây phản ánh đúng truyền thống của dân tộc?

A. Chăm sóc cha mẹ, người già là việc của xã hội.

B. Những người sống theo truyền thống là cỗ hủ, lạc hậu.

C. Chăm sóc cha mẹ khi về già, thuận hoà với anh em.

D. Không cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ đã được nhà nước nuôi

Câu 17: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.

C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.

D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

Câu 18: Việc làm nào dưới đây của bạn K thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả?

A. Trong giờ học nhạc tranh thủ ôn lại bài môn Văn

B. Tranh thủ làm bài luôn ở trên lớp để về nhà đỡ phải học...

C. Sắp xếp thời gian và kế hoạch hợp lí để có kết quả cao trong học tập.

D. Trong giờ kiểm tra cố gắng làm bài thật nhanh để nộp trước các bạn.

Câu 19: Em hãy đọc bài viết sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Học sinh Việt Nam đạt thành tích cao tại cuộc thi phát minh, sáng chế tại Thái Lan

“Đoàn Việt Nam tham dự Cuộc thi quốc tế về sở hữu trí tuệ, sáng chế, đổi mới và công nghệ tại Bangkok (IPITEx 2020) đã xuất sắc nhận được 5 Huy chương Vàng, 3 Giải đặc biệt từ Hiệp hội phát minh và sáng chế Indonesia (INNOPA), 2 Giải đặc biệt từ Singapore, đạt thành tích chung cuộc Nhất toàn đoàn. Đoàn Việt Nam tham gia gồm các học sinh từ cấp phổ thông cơ sở tới phổ thông trung học . IPITEx là cuộc thi lớn do Chính phủ Thái Lan tài trợ, được tổ chức từ ngày 2 - 6/2. Với khoảng 1.000 phát minh tham gia, đây không chỉ là một sự kiện thường niên quan trọng ở Thái Lan, mà còn là một trong những cuộc thi phát minh lớn nhất ở châu Á.

(https://baodantoc.vn/, ngày 11.2.2020)

a. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc bài viết trên? Từ thông tin và những kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là năng động, sáng tạo?

b. Hãy nêu một số biểu hiện về sự năng động, sáng tạo của học sinh mà em biết? Năng động, sáng tạo và làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

GỢI Ý:

- Suy nghĩ: Khâm phục, tự hào về học sinh Việt Nam, năng động, thông minh, sáng tạo...-> tấm gương để học sinh học tập và noi theo ...

- Khái niệm năng động, sáng tạo: Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.

- Biểu hiện: vừa học vừa làm; chủ động trong học tập; tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa; nghiên cứu khoa học kỷ thuật; biết áp dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Ý nghĩa:

+ Là phẩm chất cần thiết của người lao động.

+ Giúp con người vượt khó khăn, thử thách.

+ Đạt kết quả cao trong học tập, lao động và cuộc sống.

+ Xây dựng gia đình, xã hội.

Câu 20: Tình huống:

“Hiện nay một số học sinh và một bộ phận giới trẻ có xu hướng học theo những trào lưu trên mạng xã hội, tiếp thu một cách thiếu chọn lọc từ cách ăn mặc đến hành vi ứng xử. Họ có thể dành nhiều thời gian cho phim và nhạc nước ngoài mà không dành thời gian để tìm hiểu về các truyền thống của dân tộc. Những nét đẹp trong văn hóa ứng xử đã không được phát huy mà thay vào đó thái độ vô cảm, thiếu lịch sự, văn minh trong giao tiếp và ở những nơi công cộng”

a. Em có suy nghĩ gì về vấn đề trên? Hãy đề xuất 4 giải pháp để học sinh và giới trẻ ngày nay biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

b. Bản thân em đã làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?

GỢI Ý:

a. Chạy theo trào lưu, tiếp thu thiếu chọn lọc là hành vi sai, không nên, đáng bị lên án, đi ngược lại với những truyền thống và giá trị tốt đẹp của dân tộc, làm phai mờ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta…

- Đề xuất 4 giải pháp: HS tự đề xuất.

- Liên hệ bản thân: Hs tự liên hệ bản thân

---Hết---

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 9 sắp tới, ngoài việc ôn tập theo đề cương, các bạn cần thực hành luyện đề để nắm được các dạng bài thường có trong đề thi, cũng như làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau. Chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 9 trên VnDoc là tài liệu liệu phong phú và hữu ích cho các em tham khảo luyện tập. Mời các em vào luyên đề nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm