Bộ đề thi học kì 1 Tin học 9 Cánh diều năm 2024 - 2025
Bộ đề thi học kì 1 Tin học 9 Cánh diều năm học 2024 - 2025 gồm 2 đề thi khác nhau có đầy đủ đáp án và ma trận, thầy cô có thể tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Đây cũng là tài liệu hay cho các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 lớp 9 sắp tới đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các bạn tải về tham khảo chi tiết.
Đề thi Tin học 9 học kì 1 có đáp án
1. Đề thi cuối kì 1 Tin học 9 Cánh diều - Đề 1
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Tin học – Lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Máy móc, thiết bị có thể thực hiện chức năng nào dưới đây mà không cần phải có bộ xử lý thông tin?
A. Khi chụp ảnh bằng điện thoại thông minh, máy nhận ra tình trạng thiếu ánh sáng của môi trường xung quanh và tự động bật đèn flash.
B. Smart tivi tiếp nhận và thực hiện những yêu cầu bằng giọng nói của người dùng.
C. Xe nổ máy khi người lái nhấn nút khởi động xe.
D. Xe gắn máy và xe hơi thu thập thông tin về nhiệt độ bên ngoài và tốc độ hiện tại của xe, từ đó điều khiển việc bơm xăng và đánh lửa để tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Câu 2. Đâu là ứng dụng thực tế của máy tính trong lĩnh vực y tế?
A. Điều khiển máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính.
B. Thực hiện các phần mềm trình chiếu, các khóa học trực tuyến.
C. Là công cụ quản lý cơ sở hạ tầng, thực thi Chính phủ điện tử.
D. Điều khiển dây chuyền sản xuất tự động trong nhà máy.
Câu 3. Đâu không phải là những khả năng của máy tính đã giúp nó có nhiều ứng dụng trong khoa học và thực tế?
A. Tính toán, xử lý số liệu nhanh và chính xác.
B. Lưu trữ được dữ liệu với kích thước lớn.
C. Truyền dữ liệu qua khoảng cách xa với tốc độ và độ chính xác cao.
D. Nhận biết những thông số trạng thái của môi trường xung quanh.
Câu 4. Công việc của bộ xử lý trong máy tính bỏ túi là gì?
A. Hiển thị kết quả.
B. Tính toán, xử lý dữ liệu.
C. Lưu trữ dữ liệu với kích thước lớn.
D. Truyền dữ liệu qua mạng với tốc độ cao.
Câu 5. Ý nào không nói về tác động tích cực của công nghệ thông tin đối với giáo dục, khoa học kĩ thuật và đời sống xã hội?
A. Đào tạo trực tuyến (E-learning) giúp người học chủ động lựa chọn nội dung, phương thức học tập một cách linh hoạt theo nhu cầu.
B. Máy tính hỗ trợ việc thiết kế kiến trúc và máy móc thông qua các phần mềm trợ giúp thiết kế.
C. Sự xuất hiện của thương mại điện tử và mua bán trực tuyến đã giúp các giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng trở nên nhanh chóng, tiện lợi và dễ kiểm soát.
D. Liên tục nhìn vào màn hình máy tính trong thời gian dài có thể gây ra bệnh khô mắt và suy giảm thị lực.
Câu 6. Thiết bị có gắn bộ xử lý thông tin hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, thiết bị nào vừa đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đào tạo, vừa xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác?
A. Máy tính cá nhân (PC). B. Máy tính bỏ túi.
C. Đồng hồ thông minh. D. Điện thoại thông minh.
Câu 7. Câu nào dưới đây kể tên đúng các tính chất quan trọng làm nên chất lượng của thông tin?
A. Tính có bản quyền, tính phù hợp.
B. Tính có bản quyền, tính bảo mật, tính chính xác.
C. Tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được.
D. Tính chính xác, tính cập nhật, tính bảo mật, tính có bản quyền.
Câu 8. Câu nào dưới đây là làm ví dụ về tính mới của thông tin tuyển sinh vào lớp 10?
A. Thông tin đọc được trên mạng xã hội.
B. Thông tin vừa được một phụ huynh học sinh thông báo.
C. Thông tin không trùng lặp với những gì đã biết trước đó.
D. Thông tin do Sở giáo dục địa phương gửi đến các trường trung học cơ sở vào thời điểm gần đây nhất.
Câu 9. Lớp em tổ chức một buổi chúc mừng sinh nhật một bạn trong lớp, tập thể lớp em đã sử dụng một số thông tin liên quan đến sự kiện này. Hãy chọn dưới đây một ví dụ nói về tính sử dụng được của thông tin.
A. Ngày sinh của bạn đó.
B. Những quyển sách mà bạn đó đã đọc.
C. Những cuộc thi mà bạn đó đã tham gia.
D. Quê của bạn được chúc mừng sinh nhật.
Câu 10. Câu dưới đây nào đúng khi nói về sự cần thiết phải quan tâm đến chất lượng thông tin trong tìm kiếm, tiếp nhận, trao đổi thông tin để giải quyết vấn đề?
A. Thông tin chính xác và đầy đủ là thông tin sử dụng được.
B. Cần tìm đầy đủ thông tin để không gây tranh luận trong nhóm giải quyết vấn đề.
C. Cần lựa chọn thông tin đã được cập nhật để sử dụng vì những thông tin trước đó có thể đã được đăng ký bản quyền.
D. Thông tin không chính xác có thể làm ta hiểu sai vấn đề và không đưa ra được phương án đúng đắn để giải quyết vấn đề.
Câu 11. Câu nào dưới đây đúng về tính đầy đủ của thông tin trong quá trình giải quyết vấn đề?
A. Đủ sự kiện và số liệu cần thiết.
B. Bao gồm nhiều tệp khác nhau.
C. Tất cả mọi người xác nhận là đúng.
D. Được thu nhận và xử lý bằng máy tính.
Câu 12. Giả sử, em muốn tìm mua một quyển truyện để tặng người bạn thân nhân dịp sinh nhật bạn. Trong những ý kiến sau đây, ý kiến nào sai?
A. Cần biết chính xác ngày sinh của bạn để có thể tặng đúng dịp mừng sinh nhật bạn.
B. Mua một quyển truyện em nhìn thấy trong hiệu sách với ảnh ở bìa quyển truyện đó hấp dẫn đối với em.
C. Nếu không tìm hiểu nội dung quyển truyện trước khi mua thì quà em tặng bạn có thể không phù hợp với lứa tuổi của bạn.
D. Giá của quyển truyện em quan tâm cũng là thông tin cần để em quyết định mua hay không mua.
Câu 13. Nút lệnh nào được sử dụng để thiết lập xác thực dữ liệu nhập vào ô tính?
A. Insert > Time line.
B. Formulas > Logical.
C. Data > Data Validation.
D. Data > Remove Duplicates.
Câu 14. Trong hộp thoại Data Validation, nếu cần thiết lập lời thông báo khi dữ liệu nhập vào không thỏa điều kiện xác thực, ta sử dụng thẻ nào sau đây?
A. Settings.
B. Error Alert.
C. Input Message.
D. Data Validation.
Câu 15. Quy tắc viết hàm IF là IF(<ĐK>, <GT1>, <GT2>). Phát biểu nào sau đây
không đúng về các tham số của hàm IF?
A. <ĐK> là một biểu thức so sánh có giá trị hoặc FALSE hoặc TRUE.
B. <GT1> có thể là một địa chỉ ô tính.
C. <GT2> có thể là một công thức tính toán.
D. <GT1> và <GT2> phải cùng là địa chỉ ô tính hoặc cùng là công thức tính toán.
......................................
II. PHẦN THỰC HIỆN TRÊN MÁY TÍNH
Cho một bảng dữ liệu danh sách học sinh tiêu biểu khối 9 như Hình 4.
Hình 4. Danh sách học sinh tiêu biểu khối 9
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Tạo bảng tính có định dạng và nhập dữ liệu như Hình 4. Thiết lập xác thực dữ liệu sao cho: khối ô D3:E7 chỉ nhận số nguyên từ 0 đến 8, khối ô F3:G7 chỉ nhận giá trị số nguyên dương.
Câu 2. Thực hiện điền giá trị cho cột Xếp loại cho các học sinh theo quy tắc: Nếu học sinh có ít nhất 4 môn đạt từ 9.0, có ít nhất 7 môn đạt từ 8.0, điểm hoạt động phong trào từ 3 trở lên và điểm thưởng học tập từ 1 trở lên thì học sinh được xếp loại “A”, còn lại xếp loại “B”.
Câu 3. Sử dụng hàm thống kê có điều kiện để điền dữ liệu cho khối ô G10:G11. Câu 4. Tạo biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ số học sinh xếp loại A và loại B.
Xem đáp án trong file tải
2. Đề thi học kì 1 Tin học 9 Cánh diều - Đề 2
Ma trận
TT | Chương/ Chủ đề | Nộidung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Chủ đề A. Máy tính
| Vai trò của máy tính trong đời sống | 4 | 1 | 12.5% (1.25 điểm) | ||||||
2 | Chủ đề C. Tổ chức
| Đánh giá chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề | 4 | 1 | 20% (2.0 điểm) | ||||||
3 | Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số | Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet | 4 | 1 | 12.5% (1.25 điểm) | ||||||
4 | Chủ đề E. Ứng dụng tin học | 1. Phần mềm mô phỏng và khám phá tri thức | 4 | 6 | 25% (2.5 điểm) | ||||||
2. Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác | 4 | 1 | 1 | 30% (3.0 điểm) | |||||||
Tổng | 16 | 12 | 2 | 1 | 31 | ||||||
Tỉ lệ % | 40% | 30% | 20% | 10% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
Đề thi
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Máy tính có thể hỗ trợ tích cực các hoạt động của con người do có khả năng nào?
A. Tính toán nhanh, chính xác
B. Lưu trữ dung lượng lớn
C. Kết nối toàn cầu với tốc độ cao
D. Tất cả các phương án trên
Câu 2: Máy tính có thể lưu trữ và xử lý được:
A. Dữ liệu dạng văn bản
B. Dữ liệu dạng âm thanh, video
C. Dữ liệu dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, video,… với dung lượng lớn
D. Dữ liệu dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, video,… với dung lượng nhỏ
Câu 3: Công nghệ máy tính trở thành công cụ đắc lực cho con người trong các lĩnh vực nào?
A. Các lĩnh vực của khoa học kỹ thuật và đời sống
B. Lĩnh vực khoa học, kỹ thuật
C. Ứng dụng trên các vệ tinh nhân tạo
D. Nghiên cứu khoa học
Câu 4: Chọn các phương án đúng
Em có thể làm tại nhà một cách hiệu quả với sự trợ giúp của máy tính để:
A. Gửi hàng
B. Nếm món ăn
C. Mua thực phẩm
D. Dọn dẹp.
Câu 5: Tại sao chúng ta cần sử dụng CNTT đúng cách?
A. CNTT làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
B. Để tránh những tác động tiêu cực đến cuộc sống
C. CNTT có tác động tiêu cực lên tinh thần của con người
D. Để kết nối cá nhân với thế giới.
Câu 6: Khi em mua một phần mềm học tập để cài đặt trên máy tính, trường hợp nào sau đây thì phần mềm không được cài đặt miễn phí?
A. Khi em cài trên 1 máy tính.
B. Khi phần mềm đó có giá dưới 500.000VNĐ.
C. Khi có sự đồng ý bản quyền của tác giả cho phép điều này.
D. Khi em có 5 máy tính để cài.
Câu 7: Khi tìm kiếm “Chương trình giáo dục phổ thông 2018” trên Internet, nhận được kết quả ở nhiều trang web khác nhau, em chọn kết quả ở trang web nào trong các trang sau đây?
A. Trang https://www.youtube.com/
B. Trang https://moet.gov.vn/
C. Trang https://download.vn/
D. Trang https://hat.edu.vn/
Câu 8: Em nên thực hiện điều nào dưới đây nếu phát hiện máy tính của mình bị nhiễm virus?
A. Xoá tất cả các tập tin tạm trên ổ đĩa
B. Gửi thư điện tử thông báo cho các bạn để họ đề phòng
C. Xoá ngay lập tức tất cả các tệp tin có phần mở rộng.exe
D. Sử dụng phần mềm diệt virus để quét và diệt virus đã lây nhiễm vào
máy tính
Câu 9: Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về việc tìm kiếm thông tin trên Internet?
A. Chúng ta có thể tìm kiếm các kiến thức ở các trang web khác nhau
trên Internet.
B. Chúng ta có thể tìm kiếm chính xác lời giải của tất cả các bài tập.
C. Có thể tổ chức dạy và học trực tuyến.
D. Chúng ta có thể trao đổi thông tin với bạn bè, thày cô trên Internet.
Câu 10: Hành vi nào sau đây KHÔNG bị xem là vi phạm pháp luật trong việc sử dụng dịch vụ Internet?
A. Đưa lên mạng những phim, ảnh không lành mạnh;
B. Xâm phạm thông tin cá nhân hoặc của tập thể nào đó;
C. Làm lây lan virus qua mạng.
D. Gửi email cho bạn để nhắc nhở bạn ấy không nên mở các tệp đính
kèm thư của người lạ gửi cho mình.
Câu 11: Phương án nào sau đây chỉ ra đúng ngày luật công nghệ thông tin có hiệu lực?
A. 12/12/2005. B. 01/01/2007. C. 13/01/2000. D. 31/01/2005.
Câu 12: Theo em trước khi chia sẻ, bình luận hay bày tỏ cảm xúc của mình với các thông tin, trạng thái trên mạng xã hội, em cần thực hiện điều gì dưới đây?
A. Không chia sẻ, bình luận hay bày tỏ cảm xúc với những thông tin người khác đăng lên vì có thể gây rắc rối
B. Xem mối quan hệ của mình với người đó, sự tương tác của mình với người đó có tốt không (họ like, comment, chia sẻ trạng thái của mình thì mình mới tương tác lại)
C. Kiểm chứng các thông tin trên mạng xã hội xem có chính xác, tin cậy hay không trước khi chia sẻ, bình luận
D. Xem thông tin đó hiện nay giới trẻ và mạng xã hội có quan tâm, yêu thích hay không.
Câu 13: Sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức, pháp luật?
A. Hỏi bài bạn thông qua mạng Zalo.
B. Gọi điện thoại hỏi thăm ông bà.
C. Chụp ảnh món ăn mới nấu.
D. Quay video ở địa điểm có biển cấm quay phim, chụp ảnh để khoe với bạn bè.
Câu 14: Yếu tố nào sau đây được coi là tác động tiêu cực của công nghệ
kĩ thuật số đối với con người:
A. Mở ra nhiều cơ hội học tập;
B. Rút ngắn khoảng cách với mọi người;
C. Tiết kiệm thời gian vận động ngoài trời
D. Đẩy nhanh tốc độ trao đổi và giao tiếp.
Câu 15: Phần mềm nào sau đây là phần mềm mô phỏng?
A. Geometer’s Sketchpad
B. Microsoft Word.
C. Microsoft Excel.
D. Microsoft Power Point
Câu 16: Môn học nào sau đây KHÔNG có ưu thế trong việc sử dụng phần mềm mô phỏng để thực hiện các thí nghiệm ảo?
A. Vật lí.
C. Hóa học.
B. Sinh học.
D. Ngữ văn
Câu 17: Em hãy chọn đáp án sai.
Phần mềm mô phỏng là phương tiện:
A. Giúp quan sát và hình dung những hiện tượng khó.
B. Giúp quan sát và hình dung những hiện tượng không thể trải nghiệm trong thực tế.
C. Chỉ dùng để pha màu
D. Giúp giải quyết nhiều vấn đề trong học tập
Câu 18: Lợi ích của phần mềm mô phỏng pha màu:
A. Giúp em học cách pha màu mới từ những màu đã cho mà vẫn tiết kiệm được thời gian và vật liệu.
B. Giúp em tìm hiểu được những hệ màu cơ bản khác nhau bằng cách thay đổi các lựa chọn của phần mềm.
C. Giúp em vẽ được hình và tô màu.
D. Cả đáp án A và B đều đúng.
Câu 19: Trang Web https://phet.colorado.edu/vi/ mô phỏng mấy lĩnh vực:
A: 4
B: 5
C: 10
D: 15
Câu 20: Phần mềm nào sau đây dùng để mô phỏng các thí nghiệm vật lý?
A. Crocodile Physics
B. Crocodile Chemistry
C. GeoGerbra
D. Cabri II plus
Câu 21. Phần mềm Crocodile Chemistry mô phỏng lĩnh vực nào trong các lĩnh vực sau:
A. Lĩnh vực hóa học
B. Lĩnh vực Vật lý
C. Lĩnh vực Toán học
D. Lĩnh vực sinh học
Câu 22: Hãy chọn phát biểu SAI trong các phát biểu sau khi nói về hình
dạng của sơ đồ tư duy?
A. Sơ đồ vòng tròn (Circle Map)
B. Sơ đồ bong bóng (Bubble Map)
C. Sơ đồ hình trụ (Cylinder Map)
D. Sơ đồ hình cây (Tree Map)
Câu 23: Phần mềm nào trong các phần mềm sau đây không phải để vẽ hình và giải toán.
A. GeoGerbra
B. Cabri II plus
C. Flowgorithm
D. Cabri 3D
Câu 24: Trong phần mềm Geometer’s Sketchpad để đo độ dài đoạn thẳng AB, ta sử dụng công cụ chọn đối tượng:
A. Nhấp chuột vào lần lượt 2 điểm A và B.
B. Chọn đoạn thẳng AB
C. Chọn đoạn thẳng AB và chọn Measure/Length.
D. Chọn Measure/Length và chọn đoạn thẳng AB.
Câu 25: Yêu cầu nào dưới đây KHÔNG phải là yêu cầu trang trí sơ đồ tư duy?
A. Tạo viền cho khối chủ đề
B. Đổi mầu cho các ý chính.
C. Thêm một ý chính mới.
D. Chèn thêm ảnh.
Câu 26: Kiến thức của những môn học nào sau đây có thể được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy?
A. Ngữ văn.
C. Vật lí.
B. Tin học.
D. Tất cả các môn học.
Câu 27: Em hãy chọn phương án đúng nhất.
Khi tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm, để minh họa chi tiết nội dung cần trình bày ta có thể đính kèm:
A. Tệp văn bản, hình ảnh, video và trang tính
B. Hình ảnh và video
C. Tệp văn bản và trang tính
D. Tệp chương trình.
Câu 28: Trong phần mềm sơ đồ tư duy, để đính kèm đường liên kết ta chọn nhánh của sơ đồ tư duy và thực hiện lệnh:
A. Insert\ Picture
B. Insert\ Atttachment\ Atttachment
C. Insert\ video
D. Insert\ Hyperlink
B. TỰ LUẬN (3.0 điểm)
Câu 29: (1,0 điểm)
Chiếc máy tính điện tử kĩ thuật số đầu tiên trên thế giới là ENIAC. Em hãy đánh giá chất lượng thông tin của chiếc máy tính này?
Câu 30: (1,0 điểm)
Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi tạo bài trình chiếu kết hợp phần mềm sơ đồ tư duy?
Câu 31: (1,0 điểm)
Hãy nêu thao tác thực hiện để đính kèm đường liên kết trong sơ đồ tư duy?
Đáp án
TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | D | C | A | A,C | B | B | B | D | B | D | B | C | D | C |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | A | D | C | D | B | A | A | C | C | C | A | D | A | D |
TỰ LUẬN (3.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 (1.0 điểm) | + Độ chính xác: độ chính xác cao trong việc thực hiện các phép tính số học và toán học. + Độ tin cậy: thực hiện các tính toán phức tạp. + Tính hữu ích: có ảnh hưởng lớn đối với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học và quân sự. + Độ đa dạng: chủ yếu được thiết kế để thực hiện các phép toán số học và toán học |
1,0 |
Câu 2 (1.0 điểm) | + Chọn phần mềm phù hợp + Giữ màu sắc và thiết kế nhất quán + Chú ý đến độ trực quan, tạo sự kết nối logic + Thiết lập chế độ trình bày tốt và chú ý đến kích thước và font chữ + Chia sẻ link hoặc file đầy đủ sau đó kiểm tra tính năng chia sẻ + Thử nghiệm trước | 1,0 |
Câu 3 (1.0 điểm) | + Bước 1: chọn nhánh sơ đồ tư duy cần đính kèm đường liên kết + Bước 2: Nháy chuột chon Insert> Hyperlink. Xuất hiện hộp thoại Hyperlink + Bước 3: Sao chép đường liên kết đến video vào ô Link to + Bước 4: Nháy chọn Ok. |
1,0
|
................................