Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn thi học kì 1 Công nghệ 9 năm học 2024 - 2025

Đề cương ôn thi học kì 1 Công nghệ 9 năm học 2024 - 2025 được VnDoc đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay giúp các bạn lên kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 lớp 9 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: CÔNG NGHỆ 9

I. HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 1: THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ LẤY ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

1. Thiết bị đóng cắt mạch điện

Công tắc

- Công tắc là thiết bị điện được sử dụng phổ biến trong mạng điện gia đình, có chức năng đóng, cắt bằng tay dòng điện qua bóng đèn để điều khiển bóng đèn sáng, tắt.

- Công tắc có cấu tạo gồm: nút bật tắt, vỏ công tắc, các cực nối điện.

- Các thông số kĩ thuật chính của công tắc bao gồm:

+ Điện áp định mức: 250 V

+ Cường độ dòng điện định mức: 10A…

2. Thiết bị lấy điện

Ổ cắm điện

- Ổ cắm điện là thiết bị lấy điện để cung cấp cho các đồ dùng điện trong sinh hoạt.

- Ổ cắm điện có cấu tạo gồm: vỏ ổ cắm điện, các cực tiếp điện.

- Các thông số kĩ thuật chính của ổ cắm điện bao gồm:

+ Điện áp định mức: 250 V

+ Cường độ dòng điện định mức: 10A…

CHỦ ĐỀ 2: DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN CƠ BẢN

Đồng hồ vạn năng (VOM)

Các bộ phận chính của đồng hồ vạn năng

- Đồng hồ vạn năng (VOM) được sử dụng để đo các thông số điện như: điện áp một chiều, điện áp xoay chiều, cường độ dòng điện một chiều, điện trở,...

- VOM có các bộ phận chính và chức năng tương ứng gồm:

+ Vỏ VOM.

+ Màn hình hiển thị: hiển thị chỉ số đo được.

+ Núm xoay chọn thang đo: để lựa chọn giới hạn giá trị cần đo.

+ Thang đo: là giá trị giới hạn tối đa mà phép đo có thể thực hiện được.

+ Các giắc cắm que đo: để cắm đầu cắm que đo, tuỳ theo đại lượng cần đo như: điện áp, cường độ dòng điện, điện trở.

+ Que đo: đưa tín hiệu cần đo vào đồng hồ đo để xác định giá trị cần đo.

- Khi sử dụng VOM, cần xoay núm xoay chọn thang đo về vị trí đại lượng cần đo, chọn thang đo có giá trị lớn hơn và gần nhất với giá trị cần đo.

Quy trình sử dụng VOM

Bước 1: Chọn đại lượng điện và thang đo

Xác định đại lượng điện và giá trị lớn nhất của đại lượng điện cần đo, sau đó lựa chọn thang đo.

Bước 2: Tiến hành đo

- Cắm hai que đo vào VOM theo thứ tự: que đo màu đỏ cắm vào giắc cắm màu đỏ (+), que đo màu đen cắm vào giắc cắm màu đen (-).

- Đặt hai que đo vào vị trí cần đo.

Bước 3: Đọc kết quả

Kết quả đo là giá trị chỉ thị số hiển thị trên màn hình.

CHỦ ĐỀ 3: THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

1. Sơ đồ nguyên lí

- Biểu diễn mối quan hệ về điện giữa các thiết bị điện trong mạch điện và được vẽ dưới dạng sơ đồ đơn giản, không phụ thuộc vào vị trí lắp đặt trong thực té của thiết bị điện.

- Được sử dụng để giải thích nguyên lí của mạch điện.

2. Sơ đồ lắp đặt

- Biểu diễn mối quan hệ về giữa các thiết bị điện theo đúng vị trí lắp đặt trong thực tế của thiết bị điện.

- Sử dụng để lắp đặt, sửa chữa mạch điện, tính toán số lượng thiết bị điện, dây dẫn điện phục vụ dự trù vật tư lắp đặt các phần tử của mạch điện.

CHỦ ĐỀ 4: VẬT LIỆU, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ DÙNG CHO LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

1. Thiết bị dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà

Ổ cắm điện

*Theo thông số kĩ thuật

- Điện áp định mức ghi trên OC phải lớn hơn hoặc bằng điện áp nguồn.

- Cường độ dòng điện định mức ghi trên vỏ ổ cắm điện phải lớn hơn hoặc bằng tổng cường độ dòng điện định mức của các thiết bị cắm vào ổ cắm điện.

*Theo tính chất công trình nhà và thiết kế

- Ổ cắm điện nổi

- Ổ cắm điện âm tường

*Theo đồ dùng điện trong gia đình

- Ổ cắm điện 2 chấu

- Ổ cắm điện 3 chấu.

2. Vật liệu dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà

- Bảng điện nhựa: dùng để chứa dây điện và cố định tuyến công tắc,ổ cắm điện.

- Nẹp hoặc ống nhựa: dùng để chứa dây dẫn điện và cố định tuyến dây của mạng điện trong nhà.

- Băng keo điện: dùng để bọc cách điện cho mối nối dây.

- Đinh vít và tắc kê nhựa: dùng để cố định bẳng điện, thiết bị điện,… trên tường.

3. Lựa chọn dụng cụ

3.1. Máy cầm tay

- Máy khoan điện

- Máy cắt tường

3.2. Dụng cụ cầm tay

- Kìm: kìm vạn năng, kìm cắt, kìm tuốt dây,…

- Tua vít: 4 cạnh, 2 cạnh

- Cưa sắt

- Búa sắt

3.3. Dụng cụ đo và kiểm tra

- Thước: thước cuộn, thước cặp, panme,…

- VOM: Số, kim,..

- Ampe kìm: kim, số

- Bút thử điện: số, đèn

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Hãy nêu chức năng, cấu tạo của công tắc điện.

Câu 2. Mô tả quy trình sử dụng đồng hồ vạn năng (VOM) để đo các đại lượng điện.

Câu 3.

a) Trình bày các tiêu chí lựa chọn ổ cắm điện.

b) Để làm sạch lõi dây dẫn điện em chọn dùng giấy ráp hay dùng lưỡi dao nhỏ? Tại sao em chọn như vậy?

Câu 4. Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện gồm một aptomat 2 cực (CB); một công tắc 2 cực (CT); một ổ cắm điện (OC); một bóng đèn.

Câu 5. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện một aptomat 2 cực (CB); một công tắc 2 cực (CT); một ổ cắm điện (OC); một bóng đèn.

Câu 6. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện một aptomat 2 cực (CB); hai công tắc 3 cực (CT); một bóng đèn

Câu 7. Nêu tác dụng của một số vật liệu như: bảng điện nhựa, nẹp hoặc ống nhựa, băng keo điện, đinh vít và tắc kê nhựa trong lắp đặt mạng điện trong nhà.

Câu 8. Tại sao để chọn thiết bị điện cho mạng điện trong nhà như aptomat, ổ cắm điện và phích cắm điện, người ta chọn dòng điện định mức lớn hơn dòng điện tiêu thụ được tính toán cho mạch khoảng 30%?

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm