Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức năm học 2024 - 2025

Bộ đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Giáo dục công dân Kết nối tri thức có đầy đủ đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 lớp 9 sắp tới. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.

1. Đề thi học kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

Câu 1: Người sống có lý tưởng sẽ được xã hội:

A. tôn trọng

B. đề bạt

C. bổ nhiệm

D. tài trợ

Câu 2: Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?

A. L thường xuyên nói xấu Q với các bạn trong lớp.

B. G sẵn sàng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

C. V luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.

D. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.

Câu 3: Ý nghĩa của hoạt động cộng đồng là gì?

A. Mở rộng tầm hiểu biết.

B. Rèn luyện kĩ năng sống.

C. Mang lại lợi ích cộng đồng.

D. Phát huy truyền thống văn hóa.

Câu 4: Trước những hành vi thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng, học sinh cần có thái độ nào dưới đây?

A. Ủng hộ.

B. Phê phán.

C. Thờ ơ.

D. Cổ xúy.

Câu 5: Đánh giá sự vật, hiện tượng một cách chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị là biểu hiện của việc đánh giá như thế nào?

A. Chủ quan.

B. Khách quan.

C. Bị động.

D. Chủ động.

Câu 6: Biểu hiện của khách quan là nhìn nhận sự việc theo chiều hướng:

A. thiên vị.

B. phiến diện.

C. chính xác.

D. định kiến.

Câu 7: Đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử là biểu hiện của phẩm chất nào?

A. Khách quan.

B. Công bằng.

C. Chủ quan.

D. Phân biệt.

Câu 8: Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang được gọi là gì?

A. xung đột.

B. trung lập.

C. hòa bình.

D. hợp tác.

Câu 9: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn, không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bảo vệ hòa bình.

B. Bảo vệ pháp luật.

C. Bảo vệ đất nước.

D. Bảo vệ nền dân chủ.

Câu 10: Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?

A. Sống khép mình mới tránh được xung đột xảy ra.

B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.

C. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.

D. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.

Câu 11: Bạn D sắp tới có kì thi cuối kì nhưng D không học bài và chơi điện tử đến tận khuya. D cho rằng gần đến hôm thi học cũng được, không vội. Suy nghĩ của D thể hiện điều gì?

A. D biết quản lý thời gian hiệu quả

B. D có kế hoạch học tập hợp lý để ghi nhớ kiến thức

C. D biết phân chia thời gian hợp lý

D. D chưa biết sắp xếp, quản lý thời gian hiệu quả.

Câu 12: Quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta:

A. gia tăng quyền lực với người khác.

B. có nhiều thời gian vào mạng xã hội.

C. chủ động trong cuộc sống.

D. gia tăng áp lực công việc.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm):

Câu 1 (2 điểm): Trường hợp nào dưới đây thể hiện/ không thể hiện sự khách quan, công bằng? Vì sao?

a) Mặc dù ông B hàng xóm là ân nhân của gia đình V nhưng bố mẹ V vẫn không ủng hộ một số việc làm vi phạm pháp luật của ông.

b) P và M chơi thân với nhau. Trong buổi lao động trồng cây ở vườn trường, P đã cố ý phân công cho M công việc nhẹ nhàng.

c) Ông B thường dùng rất nhiều cách thức khi tuyển dụng nhân sự cho công ty (đánh giá qua hồ sơ, qua thi tuyến, phỏng vấn trực tiếp ...) nhằm tuyển được đúng người phù hợp với công việc.

d) Chị H không thừa nhận sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp vì không thích họ.

Câu 2 (3 điểm): Em hãy đọc lời bài hát: Em như chim câu trắng của nhạc sĩ Trần Ngọc và trả lời câu hỏi

Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
Em như chim bồ câu trắng bay giữa trời.
Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
Em như chim bồ câu trắng bay giữa trời.
Em mong sao không có nước mắt rơi chia lìa.
Em mong sao trên trái đất hoa thơm nở bốn mùa .
Em mong sao trên trái đất mỗi con người.
Như em đây là chim trắng chim hoà bình
Sống để yêu thương giữ đẹp trái đất xanh
Sống để yêu thương giữ đẹp trái đất xanh.

a) Lời bài hát thể hiện khát vọng gì của nhân dân Việt Nam cũng như toàn thể nhân loại trên thế giới? Tại sao mỗi quốc gia dân tộc phải không ngừng đấu tranh để thực hiện khát vọng đó?

b) Học sinh có trách nhiệm gì trong việc thực hiện khát vọng mà nhạc sĩ Trần Ngọc muốn thể hiện qua bài hát trên?

Câu 3 (2 điểm): Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

Đầu năm học lớp 9, bạn K và bạn B đăng kí tham gia thi đội tuyển học sinh giỏi và câu lạc bộ thể thao của trường. Trong khi chưa kịp xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện thì hai bạn đã đăng kí tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh ngay khi thấy thông báo của nhà trường. Tuy nhiên, cả bạn K và bạn B đều chưa rõ mình sẽ lựa chọn đề tài nghiên cứu nào. Do thực hiện nhiều công việc cùng một lúc nên việc học tập, rèn luyện thể dục thể thao của hai bạn đều gặp khó khăn.

a) Em hãy nhận xét cách thực hiện công việc của các nhân vật trong trường hợp trên.

b) Em hãy gợi ý cho các nhân vật cách sử dụng thời gian hợp lí, tối ưu.

2. Đáp án đề thi cuối học kì 1 GDCD 9 Kết nối tri thức

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

C

B

B

C

B

C

A

B

Câu

11

12

Đáp án

D

C

PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

a) Hành vi của bố mẹ V thể hiện sự khách quan, công bằng. Vì: bố mẹ V đã có sự nhìn nhận, đánh giá các việc làm của ông B một cách khách quan, không để tình cảm riêng tư chi phối.

b) P đã có hành vi thiếu công bằng, vì: P đã cố ý phân công công việc nhẹ nhàng cho M (bạn thân của mình).

c) Ông B khách quan. Vì năng lực của các ứng viên được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau, do đó, ông B đã sử dụng nhiều cách thức khi tuyển dụng để tuyển được người phù hợp với công việc.

d) Bạn M chưa khách quan vì bạn M bình chọn cho bộ phim không dựa trên các yếu tố về chất lượng mà chỉ dựa vào danh tiếng của đạo diễn.

e) Chị C chưa khách quan vì cảm tính, mâu thuẫn cá nhân mà chị H không thừa nhận sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp.

3,0 điểm

Câu 2

(3,0 điểm)

- Lời bài hát Em như chim câu trắng của nhạc sĩ Trần Ngọc thể hiện khát vọng của nhân dân Việt Nam và nhân dân toàn thể giới về một cuộc sống hòa bình không có chiến tranh để mọi người đều được sống trong một môi trường tốt đẹp được phát triển toàn diện

- Mỗi quốc gia phải không ngừng đấu tranh để thực hiện khát vọng hòa bình vì: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội; Bảo vệ hoà bình để ngăn chặn chiến tranh, nhằm phát triển kinh tế – xã hội; thúc đẩy và xây dựng các mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc.

- Trách nhiệm của học sinh: Học sinh cần học điều hay, lẽ phải; học cách sống hài hoà, văn minh; biết giải quyết các mâu thuẫn bằng hoà giải; chủ động can ngăn các bất đồng; hưởng ứng các phong trào về hoà bình mà trường, lớp tổ chức; biết tôn trọng và không

phân biệt kì thị văn hoá, dân tộc, sắc tộc; lên án chiến tranh phi nghĩa.

3,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

- Nhận xét

+ Bạn K và bạn B chưa biết cách quản lí thời gian hiệu quả khi cùng lúc đặt ra quá nhiều mục tiêu và chưa biết sắp xếp công việc để tập trung thời gian đúng mức

- Gợi ý cách sử dụng thời gian hợp lý:

Xác định mục tiêu của từng công việc: tham gia đội tuyển học sinh giỏi; tham gia câu lạc bộ thể thao và dự thi nghiên cứu khoa học. Cần phải lượng sức mình để chọn tham gia tất cả các hoạt động hay tham gia hoạt động nào trước, hoạt động nào sau.

- Cần phải lên kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng công việc

- Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra.

1,0 điểm

3. Ma trận đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 9 KNTT

TT

Nội dung
kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Tổng
điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài 1: Sống có lí tưởng

1 câu

1 câu

0,25

2

Bài 2: Khoan dung

1 câu

1 câu

0,25

3

Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

2 câu

2 câu

0.5

4

Bài 4: Khách quan và công bằng

3 câu

1 câu

3 câu

1 câu

2,75

5

Bài 5: Bảo vệ hoà bình

2 câu

1 câu

1 câu

3 câu

1 câu

3,75

6

Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

1 câu

1 câu

1 câu

2 câu

1 câu

2,5

Tổng

10 câu

2 câu

1 câu

1 câu

1 câu

12 câu

3 câu

10 điểm

Tỉ lệ %

25

25

30

20

30

70

Tỉ lệ chung

50%

50%

100%

4. Bản đặc tả đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 9 KNTT

TT

Nội dung

Mức độ đánh giá

Các mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

1. Sống có lý tưởng

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.

- Nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

Thông hiểu:

Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

Vận dụng:

Xác định được lí tưởng sống của bản thân.

Vận dụng cao:

Học tập, rèn luyện theo lí tưởng đã xác định của bản thân.

1 câu

2

2. Khoan dung

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm khoan dung.

- Liệt kê được các biểu hiện của khoan dung.

Thông hiểu:

Giải thích được giá trị của khoan dung.

Vận dụng:

- Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.

- Xác định được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

Vận dụng cao:

Lựa chọn được cách thể hiện khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi và thực hiện theo cách đã chọn.

1 câu

3

3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Nhận biết:

- Nêu được thế nào là hoạt động cộng đồng.

- Liệt kê được một số hoạt động cộng đồng.

- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Thông hiểu:

Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng.

Vận dụng:

- Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.

- Xác định được những hoạt động chung của cộng đồng mà học sinh có thể tham gia.

Vận dụng cao:

Lựa chọn được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng và thực hiện những việc làm đã chọn.

2 câu

4

4. Khách quan và công bằng

Nhận biết:

Nêu được những biểu hiện khách quan, công bằng.

Thông hiểu:

- Giải thích được ý nghĩa của khách quan, công bằng.

- Giải thích được tác hại của thiếu khách quan, công bằng.

Vận dụng:

Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.

Vận dụng cao:

Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày.

3 câu

1 câu

5

5. Bảo vệ hoà bình

Nhận biết:

- Nêu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình.

- Liệt kê được các biểu hiện của hòa bình.

Thông hiểu:

- Giải thích được vì sao phải bảo vệ hòa bình.

- Phân tích được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình.

Vận dụng:

- Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.

- Xác định được những hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với lứa tuổi.

Vận dụng cao:

Tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hòa bình.

2 câu

1 câu

1 câu

6

6. Quản lý thời gian hiệu quả

Nhận biết:

Nêu được thế nào là quản lý thời gian hiệu quả.

Thông hiểu:

- Giải thích được sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả.

- Mô tả được cách quản lí thời gian hiệu quả.

Vận dụng

Thực hiện được kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả.

Vận dụng cao:

Xây dựng được kế hoạch quản lý thời gian của bản thân một cách phù hợp

1 câu

1 câu

1 câu

Tổng

10 câu

3 câu

1 câu

1 câu

Chia sẻ, đánh giá bài viết
95
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    ôn thôi

    Thích Phản hồi 14:53 08/11
    • Biết Tuốt
      Biết Tuốt

      Cảm ơn VnDoc vì những tài liệu rất hay

      Thích Phản hồi 14:53 08/11
      • Bọ Cạp
        Bọ Cạp

        :)

        Thích Phản hồi 12/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Đề thi học kì 1 lớp 9

        Xem thêm