Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 9 môn Vật lý năm học 2023 - 2024
Đề cương ôn tập học kì 1 Vật lý 9
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 9 môn Vật lý năm học 2023 - 2024 được VnDoc tổng hợp và đăng tải, bao gồm các công thức và các dạng bài tập cơ bản môn Vật lý lớp 9 trong học kì 1, giúp các em học sinh lên kế hoạch ôn tập, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới đạt điểm cao. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
A/ NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
Chương I: ĐIỆN HỌC
I. ĐỊNH LUẬT ÔM – ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN
1. Định luật Ôm:
“Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây”
Công thức: \(I=\frac{U}{R}\)
Trong đó: I: Cường độ dòng điện (A)
U: Hiệu điện thế (V)
R: Điện trở (W)
2. Điện trở dây dẫn:
Trị số \(R=\frac{U}{I}\)
không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó
Chú ý:
- Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
- Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.
AI. ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC NỐI TIẾP
1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song
Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.
\(I\ =\ I\ _1+\ I_2\)
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.
\(U=U_1=U_2\)
2. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song
Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ
\(\frac{1}{R_{td}}=\frac{1}{R_1}+\frac{1}{R_2}\ hay\ R_{td}=\frac{R_1+R_2}{R_1+R_2}\)
IV. ĐIỆN TRỞ DÂY DẪN PHỤ THUỘC VÀO CÁC YẾU TỐ CỦA DÂY
“Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn”
Công thức:
\(R=\rho \frac{l}{S}\)
Trong đó: R: Điện trở dây dẫn, có đơn vị là (Ω)
l: Chiều dài dây dẫn, có đơn vị là (m)
ρ: Điện trở suất, có đơn vị là( Ω.m)
V. BIẾN TRỞ
1. Biến trở
- Được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
- Các loại biến trở được sử dụng là: Biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp). Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch
2. Các kí hiệu của biến trở
VI. Công suất điện
1. Công suất điện
Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.
Công thức: P = U.I. Trong đó
P: Công suất điện, có đơn vị là (W)
U: Hiệu điện thế, có đơn vị là (V)
I: Cường độ dòng điện, có đơn vị là (A)
2. Hệ quả:
Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:
P = I2 . R hoặc P = U2/R
3. Chú ý
- Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó, nghĩa là hiệu điện thế của dụng cụ đó khi nó hoạt động bình thường.
- Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: Giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.
- Đối với bóng đèn (dụng cụ điện): Điện trở của bóng đèn (dụng cụ điện ) được tính là:
Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: Bóng đèn sáng bình thường khi đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là 75W.
VII. ĐIỆN NĂNG
1. Điện năng là gì?
Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.
2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác
Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như: Nhiệt năng, quang năng, cơ năng, hóa năng …
Ví dụ:
- Bóng đèn dây tóc: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Đèn LED: Điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.
- Nồi cơn điện, bàn là: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Quạt điện, máy bơn nước: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
2. Hiệu suất sử dụng điện
Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.
công thức: \(H=\frac{A_1}{A}.100\%\)
A1: Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng, đơn vị là J
A: Điện năng tiêu thụ, đơn vị là J
H: Hiệu suất
Chú ý: + Hiệu suất:
\(H=\frac{A_{ci}}{A_{tp}}.100\%=\frac{P_{ci}}{P_{tp}}.100\%=\frac{Q_{ci}}{Q_{tp}}.100\%\)
VIII. CÔNG DÒNG ĐIỆN (điện năng tiêu thụ)
1/ Công dòng điện
Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.
Công thức: A = P.t = U.I.t với:
A: Công dòng điện (J)
P: Công suất điện (W)
U: Hiệu điện thế (V)
t: Thời gian (s)
2/ Đo điện năng tiêu thụ
Lượng điện năng được sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1 kilôoat giờ (KW.h).
1 KWh = 3 600 000J
IX. ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ
(Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua)
“Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua”
Công thức: Q = I2.R.t với:
Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J)
I: Cường độ dòng điện (A)
R: Điện trở (W)
t: Thời gian (s)
* Chú ý: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q = 0,24.I2 .R.t
1 Jun = 0,24 calo
1 calo = 4,18 Jun
Chương II: ĐIỆN TỪ HỌC
1. Nam châm vĩnh cửu.
a) Từ tính của nam châm:
Nam châm nào cũng có hai từ cực, khi để tự do cực luôn luôn chỉ hướng bắc gọi là cực Bắc, kí hiệu là N (màu đậm). Còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam, kí hiệu là S (màu nhạt)
b) Tương tác giữa hai nam châm.:
Khi đưa từ cực của 2 nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên, đẩy nhau nếu các cực cùng tên.
2. Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường
a) Lực từ:
* Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (Lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.
b)Từ trường:
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường
c) Cách nhận biết từ trường:
Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường
3. Từ phổ - đường sức từ
a) Từ phổ.
Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường và gõ nhẹ
b) Đường sức từ:
- Mỗi đường sức từ có 1 chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực N, đi vào cực S của nam châm
- Nơi nào từ trường càng mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường càng yếu thì đường sức từ thưa.
4. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.
a)Từ phổ, Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua:
- Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh nam châm là giống nhau - Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.
b) Quy tắc nắm tay phải: (Áp dụng tìm chiều dòng điện, chiều đường sức từ)
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
B/ BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây.
B. Hệ thức của định luật Ôm: \(R=\frac{U}{I}\)
C. Đơn vị của điện trở là Ω.
D. Công thức tính điện trở: \(R=\frac{U}{I}\)
Câu 2: Cho đoạn mạch có hai điện trở R1 = 2Ω và R2 = 8Ω mắc song song nhau vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện của cả mạch là:
A. I = 6 A.
B. I = 1,5 A.
C. I = 1,2 A.
D. I = 7,5 A.
Câu 3: Trên hai bóng đèn giống hệt nhau đều có ghi 12V. Nên mắc song song hai bóng đèn trên vào nguồn điện nào để chúng hoạt động bình thường?
A. U = 12V
B.U = 24V
C. U = 6V
D. U = 40V
Câu 4: Cho ba vật liệu gồm Nikêlin, Sắt, Vonfam có điện trở suất lần lượt là: 0,40.10-6Ωm; 12,0.10-8Ωm; 5,5.10-8Ωm. Hỏi vật liệu nào dẫn điện tốt nhất?
A. Nikêlin.
B. Sắt.
C. Vonfam
D. Không so sánh được.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Jun- Lenxơ?
A. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
B. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
C. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế và thời gian dòng điện chạy qua.
D. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 6: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Công thức tính công suất điện là: p = U.I
B. Đơn vị của công suất là Jun (J)
C. Công của dòng điện là lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ.
D. Công còn có thể đo bằng đơn vị là kilôoat giờ (kW.h)
Câu 7: Công thức tính công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là:
A. A = I.R.t
B. A = U2.I.t
C. A = U.I.t
D. A = R2.I.t
Câu 8: Một bàn là có ghi: 20V-1200W. Bàn là hoạt động bình thường mỗi ngày trung bình 3 giờ. Tính tiền điện phải trả trong một ngày biết 1kWh giá 2800đ.
A.10080 đồng.
B. 8400 đồng.
C. 30000 đồng.
D. 24000 đồng.
Câu 9: Số Oát ghi trên dụng cụ điện cho biết :
A. Công suất mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường.
B. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ khi hoạt động bình thường trong thời gian 1 phút .
C. Công mà dòng điện thực hiện khi dụng cụ hoạt động bình thường.
D. Công suất điện của dụng cụ khi sử dụng với những hiệu điện thế không vượt quá hiệu điện thế định mức.
Câu 10: Mỗi ngày công tơ điện của một gia đình đếm 2,5 số. Gia đình đó đã tiêu thụ mỗi ngày một lượng điện năng là:
A. 90 000J
B. 900 000J
C. 9 000kJ
D. 90 000kJ
Câu 11: Trên một bóng đèn có ghi 220V- 75W. Thông tin nào sau đây không đúng?
A. Hiệu điện thế định mức để đèn hoạt động bình thường là 220V.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn luôn là 220V.
C. Công suất định mức của đèn khi hoạt động bình thường là 75W.
D. Khi mắc vào nguồn 220V thì công suất của đèn là 75W.
Câu 12: Cho hai bóng đèn, trên đèn 1 có ghi 220V – 75W và đèn 2 có ghi 220V – 25W được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức. Hãy so sánh độ sáng của hai đèn:
A. Đèn 1 sáng hơn.
B. Đèn 2 sáng hơn.
C. Hai đèn sáng như nhau.
D. Không so sánh được.
Câu 13: Bên ngoài nam châm đường sức từ có chiều:
A. đi ra cực từ nam, đi vào cực từ bắc
B. đi ra cực dương, đi vào cực âm
C. đi ra cực âm, đi vào cực dương
D. đi ra cực từ bắc, đi vào cực từ nam
Câu 14. Trong quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của.
A. lực điện từ.
B. đường sức từ.
C. dòng điện chạy qua dây dẫn.
D. các cực nam châm.
Câu 15: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẩu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng các dụng cụ sau:
A. Dùng kéo.
B. Dùng kìm đa năng và cây gắp đa năng.
C. Dùng nam châm.
D. Dùng máy hút bụi.
Câu 19: Hãy cho biết tên cực từ của kim nam châm trong hình vẽ sau:
A. Đầu A cực Nam, đầu B cực Bắc.
B. Đầu A cực Bắc, đầu B cực Nam.
C. Đầu A cực dương, đầu B cực âm.
D. Đầu A cực âm, đầu B cực dương.
Câu 20: Hãy cho biết tên cực từ của nam châm trong hình vẽ sau:
A. Đầu A cực Nam, đầu B cực Bắc.
B. Đầu A cực Bắc, đầu B cực Nam.
C. Đầu A cực dương, đầu B cực âm.
D. Đầu A cực âm, đầu B cực dương.
2. Bài tập tự luận
Chương I: ĐIỆN HỌC
Bài 1: Một dây dẫn bằng nikêlin có chiều dài 100m, tiết diện 0,5mm2 được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 120V.
1/ Tính điện trở của dây.
2/ Tính cường độ dòng điện qua dây.
Bài 2: Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 3 W ; R2 = 5 W ; R3 = 7 W được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 6V.
1/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
2/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 tải nhiều
- Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn
- Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán
- 15 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn GDCD
- 15 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Lịch sử
- 20 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Địa lý
- 20 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn
- 20 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh học
- Bộ 15 đề thi học kì 1 lớp 9 môn Hóa học
- Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
- Đề thi học kỳ 1 môn Tiếng Anh lớp 9
- Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9
- Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9
-----------------------
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, ngoài việc ôn luyện theo đề cương, các em cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau. Mời các em vào chuyên mục đề thi học học kì 1 lớp 9 để luyện tập thêm nhé. Chuyên mục tổng hợp đề thi học kì 1 của tất cả các môn, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 1 lớp 8 sắp tới đạt điểm cao.