Đề kiểm tra học kì 1 Sử 9 Cánh diều
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 9 Cánh diều có đáp và ma trận
Đề thi học kì 1 Lịch sử 9 Cánh diều năm học 2024 - 2024 có đáp án và ma trận, được để dưới dạng file word và pdf, thầy cô có thể tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Đây cũng là tài liệu hay cho các em ôn tập, chuẩn bị cho kì thi cuối kì 1 lớp 9 sắp tới.
1. Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử 9
TT | Chương / Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | % Tổng điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Chương I Thế giới từ năm 1918 đến năm 1945 | 1.Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 | 1 TN | 2.5% | |||||||
2.Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) | 1TN | 2,5% | |||||||||
2 | Chương II Việt Nam từ 1918 đến 1945 | 3.Việt Nam từ 1918 đến 1930 | 1 TN | 2.5% | |||||||
4.Việt Nam từ 1930 đến 1945 | 1TL | 1/2TL | 15% | ||||||||
3 | Chương III Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991 | 5.Chiến tranh lạnh (1947-1989) | 1TN | 2,5% | |||||||
6.Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 | 1TN | 2,5% | |||||||||
7.Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 | 1TN | 2.5% | |||||||||
8.Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 | 1TN | 1TL | 1,75% | ||||||||
9.Mỹ La tinh từ năm 1945 đến năm 1991 | 1TN | 2,5% | |||||||||
Tổng số câu | 8TN | 2TL | 1/2TL | ||||||||
Tổng điểm | 2 | 2,5 | 0,5 | 5 | |||||||
Tỉ lệ (%) | 20% | 25% | 5% | 50% |
2. Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Sử 9 Cánh Diều
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Đâu không phải là một trong những thành tựu đạt được về xã hội, văn hóa, giáo dục của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941)?
A. Tầng lớp bóc lột ở nông thôn bị xóa bỏ.
B. Thực hiện tính dân chủ trong quá trình tập thể hóa nông nghiệp.
C Xóa được nạn mù chữ, giáo dục phổ thông, bậc cao phát triển.
D. Đời sống nhân dân được cải thiện.
Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp với Liên Xô .
B. Sự hình thành các lò lửa chiến tranh của chủ nghĩa phát xít.
C. Mâu thuẫn giữa các nước về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh.
D. Các nước Anh, Pháp, Mỹ bao vây, tiêu diệt Liên Xô.
Câu 3. Nguyễn Ái Quốc đọc bản “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa “ của Lê Nin vào thời gian:
A. 6-1919
B. 7-1920
C. 9-1921
D. 10-1922
Câu 4. “Chiến tranh lạnh” đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại:
A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ các cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Các nước đế quốc chi phí có một khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang
C. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn
D. Đưa nguy cơ hủy diệt toàn cầu đến gần kề
Câu 5: Thành tựu quan trọng nhất về kinh tế Liên Xô đạt được từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
A. Tiến hành xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.
B. Phân chia ruộng đất cho nhân dân.
C. Trở thành cường quốc công công nghiệp đứng thứ hai châu Âu.
D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
Câu 6. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Đề ra “chiến lược toàn cầu.”nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa …
B. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
C. Chống lại phong trào đình công của công nhân.
D. Loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước.
Câu 7. Ngày 8-8-1867, 5 quốc gia tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po.
B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Thái Lan.
C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Đông Timo.
D. . In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan
Câu 8: Sự kiện nào sau đây đã mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ độc tài thân Mỹ của nhân dân Cu-ba?
A. Tổ chức cách mạng mang tên “ Phong trào 26-7 ”.
B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa của 135 thanh niên Cu-ba.
C. Phi-đen Cát-xtơ-rô cùng đồng đội mở cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-rn-tê.
D. Lực lượng cách mạng Cu-ba tấn công, đánh chiếm Thủ đô La Ha-va-na.
II. TỰ LUẬN (3.0 điểm).
Câu 1 (1.5 điểm). Bằng kiến thức lịch sử đã được học, em hãy:
a. Nêu nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945?
b. Đánh giá vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 2 (1.5 điểm). Hãy giới thiệu những nét chính về Nhật Bản từ 1945 đến 1991?
3. Đáp án đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Cánh diều
TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm).
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | C | B | A | D | A | D | B |
TỰ LUẬN (3.0 điểm).
Câu | Nội dung |
Câu 1 (1.5 điểm) | a Nguyên nhân thắng lợi : ( 1 đ) - Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xit, nhất là chiến thắng quân phiệt Nhật Bản đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin và tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên tổng khởi nghĩa. - Nguyên nhân chủ quan: + Truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. + Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. + Quá trình chuẩn bị chu đáo cho Cách mạng tháng Tám trong suốt 15 năm + Sự đồng lòng của toàn dân; chỉ đạo linh hoạt của các cấp bộ Đảng, Việt Minh để chớp thời cơ giành chính quyền. |
b , Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương: (0,5 đ) - Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương là một trong những nguyên nhân quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. - Vai trò quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám được thể hiện qua một số nội dung sau: + Giải quyết khéo léo mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ; + Có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt (đường lối đấu tranh; lực lượng chính trị; lực lượng vũ trang; căn cứ địa…) + Lãnh đạo nhân dân tập dượt đấu tranh (qua các phong trào cách mạng: 1930 - 1931; 1936-1939 và 1939-1945) + Đánh giá tình hình, xác định đúng thời cơ, chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa; + Trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu. |
Câu 2 (1,5 điểm) | Nét nổi bật về Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1991. * Tình hình chính trị - Về đối nội: + Nhật Bản đã chuyển dần sang chế độ dân chủ. Đảng Cộng sản và nhiều dảng chính trị khác được công khai hoạt động. + Từ năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do, đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, lên cầm quyền liên tục (đến năm 1993). - Về đối ngoại: + Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mỹ. Với Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật kí kết năm 1951, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới “chiếc ở” hạt nhân của Mỹ. + Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1956). + Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng với các nước. Từ năm 1977, Nhật Bản thúc đẩy quan hệ với các nước châu Á, đặc biệt là Học thuyết Phư-cư-đa chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á. * Tình hình kinh tế - Từ 1952 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ. + Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến 1973, Nhật Bản đạt được sự phát triển “thần kì”, vượt qua Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa (sau Mỹ). + Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. + Từ 1973, Nhật Bản chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và không còn tăng trưởng nhanh, mạnh như giai đoạn trước. - Đến những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản được phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. - Từ năm 1973, Nhật Bản chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và không còn tăng trưởng nhanh, mạnh như giai đoạn trước. - Đến những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản được phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. |