Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 năm 2024 - 2025

Bộ đề thi cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 năm 2024 - 2025 có đầy đủ đáp án và ma trận, được để dưới dạng file word và pdf, thầy cô có thể tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Đây cũng là tài liệu hay cho các em học sinh ôn tập, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 1 lớp 9 sắp tới đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các bạn tải về tham khảo chi tiết.

1. Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 KNTT

Ma trận đề thi 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

%

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1:

Em với nhà trường

1

1

2

10

Chủ đề 2: Khám phá bản thân

1

1

1

2

1

20

Chủ đề 3:

Trách nhiệm với bản thân

1

1

1

1

1

4

1

30

Chủ đề 4:

Rèn luyện bản thân

1

1

1

1

1

4

1

40

Tổng số câu TN/TL

4

4

2

3

2

12

3

100

Tỉ lệ

20 %

20%

10%

40%

10%

60%

40%

100

Đề thi

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (60%) Chọn đáp án đúng (Mỗi câu trả lời đúng 5%)

Câu 1: Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô là:

A. Chấp nhận suy nghĩ, cách làm, tính cách hoặc phong cách ăn mặc khác với mình của các bạn.

B. Chỉ giúp đỡ bạn bè khi có sự đề nghị, yêu cầu của thầy cô, người lớn.

C. Giữ thái độ khiêm tốn, biết kiểm soát cảm xúc, không kiêu căng khi giao tiếp với các bạn giỏi hơn mình.

D. Chỉ hợp tác làm việc nhóm với các bạn khi được thầy cô phân công, yêu cầu.

Câu 2: Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô là:

A. Hợp tác với các bạn, thầy cô để thực hiện các hoạt động mà thầy cô giao khi bị bắt buộc.

B. So sánh, đánh giá sự khác biệt trong cách giao tiếp với học sinh của các thầy cô.

C. Lắng nghe góp ý, nhận xét của thầy cô về bản thân.

D. Khó chấp nhận sự khác biệt trong phong cách dạy học, làm việc của mỗi thầy cô.

Câu 3: Đâu là cách ứng xử thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô?

A. So sánh, đánh giá, chỉ trích và phán xét những điểm khác biệt.

B. Xa lánh và mỉa mai sự khác biệt.

C. Dùng ngôn ngữ cục cằn, thô lô để nhận xét về điểm khác biệt.

D. Chia sẻ cảm xúc tích cực của bản thân về sự khác biệt.

Câu 4: Đâu là một trong các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?

A. Ưu tiên thời gian cho các hoạt động học tập thay vì các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

B. Tổ chức các diễn đàn, thi tìm hiểu, diễn tiểu phẩm,…về phòng chống bắt nạt học đường.

C. Xem các hình ảnh, video clip về bắt nạt học đường trên mạng xã hội.

D. Tổ chức tọa đàm về chủ đề Trường học xanh – sạch – đẹp.

Câu 5: Đâu là hoạt động lao động công ích ở trường?

a. Tổng vệ sinh trường lớp.
b. Trồng cây xanh tại địa phương.
c. Tham gia tọa đàm Trường học xanh – sạch – đẹp.
d. Nhặt rác và túi ni-lông tại địa phương.

Câu 6: Nội dung nào không phải là một trong những mục tiêu của các hoạt động lao động công ích ở trường học?

A. Giáo dục tinh thần trách nhiệm của người học sinh đối với công việc chung.

B. Bồi dưỡng tình yêu lao động.

C. Phát triển kĩ năng hợp tác.

D. Giảm thời gian học bài và làm bài tập về nhà.

Câu 7: Đâu không phải là một trong những hoạt động khi thực hiện Kế hoạch chăm sóc cây xanh ở vườn trường?

A. Quét dọn, cắt tỉa cành lá, bắt sâu.

B. Nhổ cỏ, bón phân, tưới nước.

C. Xem đoạn phim ngắn về quá trình chăm sóc cây xanh ở vườn trường.

D. Làm hàng rào bảo vệ vườn trường.

Câu 8: Cách ứng xử đúng khi có người đóng góp ý kiến về điểm yếu của mình là

A. Trở nên tức giận B. Lắng nghe để tự thay đổi.

C. Tự ái trước lời góp ý thiện chí. D. Cho rằng họ là người xấu.

Câu 9: Đâu là cách ứng phó khi thay đổi chỗ ở?

A. Xác định trước những khó khăn, thách thức sẽ phải đối mặt khi sống ở nơi mới.

B. Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài.

C. Chủ động học tập, tìm hiểu về bài học.

D. Tích cực giơ tay phát biểu.

Câu 10: Đâu là biểu hiện của khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống?

A. Buồn bã, chán nản trong học tập.

B. Căng thẳng, áp lực trong công việc.

C. Chấp nhận từ bỏ những quan điểm, thói quen cũ.

D. Cảm xúc thất thường.

Câu 11: Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực là

A. Né tránh giao tiếp.

B. Không biết kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ khi giao tiếp.

C. Tạo được sự hiểu biết lẫn nhau.

D. Chỉ trích, phê phán người khác.

Câu 12: Hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực là

A. Thể hiện sự tôn trọng. B. Thể hiện sự đồng cảm.

C. Chủ động giao tiếp D. Coi thường, hạ thấp người khác.

II. TỰ LUẬN: (40%).

Câu 1: (10%) Viết 4 câu ca dao, tục ngữ nói về cách sống hài hòa với bạn bè là:

Câu 2: (20%) . Cho biết điểm tích cực trong tình huống sau: “T xin phép bố đi chơi với các bạn vào cuối tuần nhưng bố không đồng ý vì đã lâu ông bà ở quê mới có dịp lên chơi. T đã thể hiện thái độ khó chịu và không nói chuyện với bố. Sau khi được chị gái trò chuyện, phân tích, T đã hiểu. T xin lỗi bố và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà”.

Câu 3: (10%) Bản thân em có những điểm mạnh điểm yếu gì? Em phải làm gì để khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh đó?

------------------- Chúc các em làm bài thật tốt----------------

2. Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh diều

Đề thi

A. TRẮC NGHIỆM (6.0 điểm)

Câu 1: Vai trò của trách nhiệm là gì?

A. Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
B. Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao.
C. Làm cho con người trưởng thành hơn.
D. Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.

Câu 2: Lí do phải sống có trách nhiệm là gì?

A. Làm cho bản thân học giỏi hơn.
B. Làm cho bản thân sống có ích hơn.
C. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
D. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.

Câu 3: Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao là tiền đề của:

A. thành công.
B. trưởng thành.
C. ý thức.
D. giáo dục.

Câu 4: Đâu được xem là biểu hiện của người sống có trách nhiệm?

A. Đùn đẩy, ỷ lại khi có nhiệm vụ.
B. Bỏ dở công việc.
C. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
D. Không hợp tác khi làm việc.

Câu 5: Cách xây dựng ngân sách cá nhân là:

A. Không cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.
B. Phân bổ ngân sách hợp lí cho các khoản chi thường xuyên (ăn uống, học tập), chi phí phát sinh (cho, tặng) và chi tiết kiệm.
C. Theo dõi quá trình chi tiêu không nhất quán, không thường xuyên.
D. Không nắm rõ các khoản chi tiêu hàng tháng.

Câu 6: Chỉ ra những khoản thu, chi, tiết kiệm, cho tặng của nhân vật trong trường hợp sau:

Ngọc tính toán và lên kế hoạch cho các khoản thu chi trong năm nay. Mỗi tháng, mẹ cho Ngọc 200 000 đồng để ăn sáng và tiêu vặt. Thu nhập từ cộng tác bán hàng trên mạng mỗi tháng được thêm 200 000 đồng. Cuối năm học, ông bà và bố mẹ thưởng cho Ngọc 500 000 đồng vì có thành tích tốt trong học tập. Ngọc định dành 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu như ăn sáng, uống nước; 10% cho việc mua quà sinh nhật, quà tặng; 5% để làm từ thiện; 5% chi cho sở thích cá nhân như đi chơi hoặc đi xem phim với bạn bè…; còn lại 20% Ngọc để dành tiết kiệm.

A. Thu từ việc ông bà bố mẹ thưởng; chi 70% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 10%.
B. Thu từ việc bán hàng qua mạng; chi 20% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 60% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 20%.
C. Thu từ việc mẹ cho để ăn sáng, tiêu vặt; chi 20% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 60%.
D. Thu từ việc mẹ cho để ăn sáng, tiêu vặt, bán hàng qua mạng, ông bà bố mẹ thưởng; chi 60% số tiền cho các nhu cầu thiết yếu; cho, tặng 20% cho việc mua quà tặng, làm từ thiện, sở thích cá nhân; tiết kiệm 20%.

Câu 7: Vai trò của việc xây dựng một mạng lưới quan hệ cộng đồng là gì?

A. Điều chỉnh các vai trò của cá nhân một cách linh hoạt.
B. Tạo ra một tổ chức có tính thống nhất và liên kết.
C. Tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức phát huy hết vai trò đối với cộng đồng.
D. Giúp cho nhân dân có được những sợi dây liên kết chặt chẽ với nhau.

Câu 8: Là học sinh lớp, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?

A. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh
B. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn.
C. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện
D. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân.

Câu 9: Chỉ ra cách tham gia hoạt động phát triển cộng đồng trong trường hợp sau:

Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hiếu lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh.

A. Hiếu đã cho đi lượng máu không cần đến của mình cho người đang cần hơn.
B. Hiếu đã cho đi lượng máu của mình để cung cấp cho những người đang cần máu.
C. Hiếu làm việc giúp lan tỏa tình yêu thương đến những người đang cần máu.
D. Hiếu đã trao đổi lượng máu của mình cho các bệnh nhân đang cần điều trị.

Câu 10: Chỉ ra các chủ thể trong mạng lưới quan hệ cộng đồng trong tình huống sau:

Cán bộ xã tổ chức truyền thông về an toàn giao thông tại địa phương. Công tác tuyên truyền do Đoàn Thanh niên đảm nhận. Các trường lồng ghép vào nội dung giáo dục.

A. Đoàn Thanh niên – các trường học.
B. Cán bộ - Đoàn Thanh niên – các trường học – học sinh.
C. Đoàn Thanh niên – các trường học – học sinh.
D. Cán bộ - Đoàn Thanh niên – các trường học.

Câu 11: Chỉ các chủ thể trong mạng lưới cộng đồng trong tình huống sau: Tổ chức chương trình Trung thu cho các em nhỏ.

A. Đoàn Thanh niên – em nhỏ.
B. Đoàn Thanh niên – tổ trưởng dân phố - em nhỏ.
C. Đoàn Thanh niên – tổ trưởng dân phố.
D. Tổ trưởng dân phố - em nhỏ

Câu 12: Đâu không phải là một cách để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng?

A. Bất kì tổ chức hay cá nhân nào cũng có thể tham gia vào và đóng vai trò nhất định.
B. Duy trì sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới đó.
C. Xác định hoạt động cộng đồng cần xây dựng.
D. Liệt kê các việc làm cần thực hiện trong hoạt động.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

Thể hiện cách làm việc có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao nếu em là nhân vật trong các tình huống sau:

+ TH1. H là nhóm trưởng nhưng thường ít phân công công việc cho các bạn trong nhóm và nhận hết nhiệm vụ vì cho rằng làm vậy đỡ mất công tổng hợp.

+ TH2. Khi được giao thực hiện các công việc chung của lớp, T nhận thấy nhiệm vụ chưa phù hợp với bản thân.

+ TH3. P được giao khá nhiều nhiệm vụ học tập trong tuần này. Trong khi đó, P vẫn còn dự án học tập chưa hoàn thành.

Câu 2 (1,0 điểm). Tầm quan trọng của việc lập quỹ khẩn cấp trong ngân sách cá nhân là gì?

Đáp án

A. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

D

A

C

B

B

C

D

B

D

B

D

B. TỰ LUẬN

Câu 1

- Nếu em là nhân vật trong các tình huống, em sẽ:

+ TH1. Nếu em là H em không nhận hết nhiệm vụ mà sẽ phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm và đốc thúc các bạn tham gia. Phần em, em vẫn sẽ nhận một nhiệm vụ trong nhóm và thêm nhiệm vụ tổng hợp kết quả của nhóm.

+ TH2. Nếu là T, em sẽ trao đổi lại với ban cán sự lớp về những việc chưa phù hợp trong nhiệm vụ của mình để cùng tìm cách tháo gỡ, có thể đổi nhiệm vụ khác hoặc các bạn giúp mình cùng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

+ TH3. Nếu là P em sẽ lập kế hoạch, thời gian biểu để thực hiện từng nhiệm vụ một cách nhanh nhất.

Câu 2:

Quỹ khẩn cấp là tiền trong tài khoản ngân hàng được dành cho các chi phí ngoài kế hoạch. Nó có thể là hóa đơn y tế, sửa xe, sửa nhà. Quỹ khẩn cấp cũng có thể giúp bạn vượt qua tình trạng mất thu nhập do mất việc làm hoặc bệnh tật kéo dài. Quỹ khẩn cấp là một phần thiết yếu của một kế hoạch tài chính vững chắc.

3. Đề thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 9 CTST

Xem trong file tải

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm