Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 có 2 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận với đáp án đi kèm, đây là tài liệu ôn tập học kì 1 môn Sử hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 9, mời các bạn tham khảo.
Trắc nghiệm online: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Lịch sử - Đề 1
Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Lê Khắc Cẩn, An Lão năm 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Hoa Lư, Khánh Hòa
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2015- 2016 MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể giao đề). (Đề thi gồm 01 trang) |
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1 (2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng:
1. Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN vào năm
A. 1995 B. 1996 C. 1997 D. 1998
2. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6 – 1950) được coi là "..." đối với nền kinh tế Nhật Bản.
A tiềm năng lớn B. cơn lốc C. nhảy vọt D. ngọn gió thần
3. Tham gia Hội nghị I-an-ta gồm nguyên thủ của các quốc gia nào?
A. Anh, Pháp, Mỹ B. Liên xô, Mỹ, Anh
C. Liên Xô, Pháp, Mỹ D. Anh, Đức, Mỹ
4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác ở Việt Nam nhằm
A. phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
B. phát triển nghề khai thác mỏ ở Việt Nam.
C. bù đắp những thiệt hại nặng nề do chiến tranh gây ra.
D. phát triển mọi mặt nền kinh tế cho vệt Nam .
Câu 2 (1 điểm): Sử dụng chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước đáp án sau rồi sắp xếp chúng theo các lĩnh vực cơ bản của Cách mạng khoa học – kĩ thuật.
A (Chất Pô-li-me (chất dẻo)...)
B (Năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng thủy triều...)
C (Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động....)
D (Tháng 3 – 1997, các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu .... Con cừu này được đặt tên là Đô-li...)
Lĩnh vực | Thành tựu |
Khoa học cơ bản | |
Công cụ sản xuất mới | |
Nguồn năng lượng mới | |
Vật liệu mới |
II. TỰ LUẬN:
Câu 3 (3 điểm):
Trong khoảng hai mươi năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ.
Câu 4 (4 điểm):
Hãy nêu các xu thế của thế giới ngày nay. Thời cơ và thách thức của Việt Nam.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 9
Câu 1 (2điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm
1. A 2. D 3. B 4. C
Câu 2 (1 điểm): Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Lĩnh vực | Thành tựu |
Khoa học cơ bản | D |
Công cụ sản xuất mới | C |
Nguồn năng lượng mới | B |
Vật liệu mới | A |
Câu 3 (3 điểm):
- Công nghiệp: 1945-1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp toàn thế giới (57,47% - 1948)
- Nông nghiệp Mĩ gấp hai lần sản lượng năm nước ... lại
- Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng toàn thế giới (26,47 tỉ USD)
- Là chủ nợ duy nhất trên thế giới
- Về quận sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất ... độc quyền về vũ khí nguyên tử
Nguyên nhân:
- Nước Mĩ thu được lợi nhuận từ Chiến tranh thế giới thứ hai...
- Mĩ yên ổn sản xuất, dược đại dương che trở, không bị chiến tranh tàn phá..
- Áp dụng thành công thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật...
- Các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản, Tây Âu suy yếu...
Câu 4 (4 điểm):
- Tháng 12 – 1989, chiến tranh lạnh kết thúc, xu hướng của thế giới ngày nay là:
- Xu thế hòa hoãn hòa dịu trong quan hệ quốc tế...
- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo hướng đa cực nhiều trung tâm...
- Hầu hết các nước đều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm...
- Nhưng ở nhiều khu vực xảy ra các cuộc xung đột nội vchiến với những hậu quả nghiêm trọng...
- Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định hợp tác và phát triển kinh tế. "Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc"
- Thời cơ: Có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH - KT vào sản xuất...
- Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hoà tan, đánh mất bản sắc dân tộc...