Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 theo Thông tư 22 là đề thi định kì cuối học kì 1 có bảng ma trận và đáp án kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 lớp 2 đạt kết quả cao. Đồng thời đề thi học kì 1 lớp 2 này cũng là tài liệu hữu ích cho các thầy cô ra đề thi học kì 1 cho các em học sinh.
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 các năm
I. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2020 - 2021
1. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
Thời gian: 45 phút
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
Bài đọc: Làm việc thật là vui (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 16).
- Đọc đoạn cuối (Từ “Như mọi vật … đến cũng vui”).
- Trả lời câu hỏi: Em bé trong bài làm được những việc gì?
II. Đọc hiểu và làm bài tập: (6 điểm). Cho văn bản sau:
Đọc bài: Đàn gà mới nở (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 135) và khoanh vào đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu bài tập:
Câu 1: (1 điểm) Đàn gà con những hình ảnh nào đẹp?
a. Lông vàng mát dịu.
b. Mắt đen sáng ngời.
c. Chúng như những hòn tơ nhỏ đang lăn tròn trên sân, trên cỏ.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 2: (1 điểm) Gà mẹ bảo vệ con bằng cách nào?
a. Đưa con về tổ.
b. Dang đôi cánh cho con nấp vào trong.
c. Đánh nhau với bọn diều, quạ.
d. Ngẩng đầu trông rồi cùng đàn con tìm chỗ trốn.
Câu 3: (1 điểm) Những từ nào chỉ các con vật trong bài thơ?
a. Gà, cún.
b. Gà, diều, quạ, bướm.
c. Gà con, gà mẹ, vịt xiêm.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 4: (1 điểm) Trong các từ sau, những từ nào chỉ hoạt động của đàn gà?
a. Đi, chạy.
b. Bay, dập dờn.
c. Lăn tròn, dang.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 5: (1 điểm) Gạch chân các từ chỉ đặc điểm trong câu sau:
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời.
Câu 6: (1 điểm) Đặt 1 câu kể về một loài chim em thích
…………………………………………………………………………………….
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Bài viết: Phần thưởng
Nhìn sách chép đoạn: “Mỗi ngày mài … đến có ngày cháu thành tài”.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) nói về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc anh, chị em họ) của em.
2. Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm). Mỗi ý đúng được 1 điểm
Câu 1: d.Tất cả các ý trên.
Câu 2: b. Dang đôi cánh cho con nấp vào trong.
Câu 3: b. Gà, diều, quạ, bướm.
Câu 4: c. Lăn tròn, dang.
Câu 5: Gạch chân đúng mỗi từ chỉ đặc điểm trong câu sau được 0,25 điểm
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời.
Câu 6: (1 điểm) VD: Chú chim Công có màu sắc rất sặc sỡ.
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả: (4 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 4 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,2 điểm.
*Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (4 điểm)
Gợi ý:
a. Người thân của em năm nay bao nhiêu tuổi?
b. Người thân đó của em làm gì?
c. Ngoại hình, tính cách người đó ra sao?
d. Tình cảm của người thân ấy đối với em như thế nào?
e. Tình cảm của em đối với người thân đó ra sao?
Bài làm tham khảo:
Mẫu 1:
Trong gia đình em, ai em cũng yêu quý nhưng người mà em yêu quý nhất là bố em. Năm nay bố em khoảng 47 tuổi. Bố em làm nghề xe ôm, bố em làm việc rất vất vả. Bố đi làm từ sáng đến chiều kể cả ngày mưa cũng như ngày nắng. Thỉnh thoảng bố đi đêm để giao hàng cho khách. Nên em phải chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng bố. Bố em vừa phải đi làm vừa phải nuôi em khôn lớn. Em yêu bố em lắm.
Mẫu 2:
Người em yêu quý nhất là ông nội. Năm nay, ông em đã ngoài 70 tuổi. Ông là kĩ sư chăn nuôi đã về hưu. Ông có nước da đồi mồi, mái tóc bạc phơ như ông tiên trong truyện cổ tích. Ông rất hiền hậu, yêu quý con cháu. Em rất yêu ông và mong ông sống lâu trăm tuổi.
II. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2019 - 2020
1. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
PHÒNG GD&ĐT .............. | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 |
TRƯỜNG TH .............. | Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề) |
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng đoạn văn dưới (trích Bài đọc: Hai anh em (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 112) (4,0 điểm).
I . Đọc thầm và làm bài tập: (6,0 điểm) . Cho văn bản sau:
Hai anh em
Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt rồi bó lúa chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng.
Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không cân bằng.” Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần lúa của ta cũng bằng phần chú ấy thì thật không công bằng.” Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
Sáng hôm sau, hai anh em đều ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.
Cho đến một hôm, hai anh em đều ra đồng, rình xem vì sao có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trên tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau.
*Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng ở các câu 1,2,3,4,5,6 dưới đây.
Câu 1: (0,5 điểm) Bài văn trên nói về:
A. Chia lúa
B. Tình anh em
C. Mùa gặt
Câu 2: (0,5 điểm) Việc gì xảy ra khi hai anh em cùng ra đồng vào sáng hôm sau?
A. Hai đống lúa không còn nữa.
B. Một đống lúa to, một đống lúa bé.
C. Hai đống lúa vẫn bằng nhau.
Câu 3: (0,5 điểm) Người em nghĩ như thế nào?
A. Anh còn vất vả giống mình.
B. Anh mình vất vả nuôi vợ con.
C. Anh mình còn phải nuôi vợ con.
Câu 4: (0,5 điểm) Người anh nghĩ như thế nào?
A. Em ta sống một mình rất tốt.
B. Em ta sống một mình vất vả.
C. Em ta sống một mình sung sướng.
Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ việc làm của người em?
A. Ra đồng rình xem.
B. Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
C. Gặt lúa rồi bó lúa
Câu 6: (0,5 điểm) “Anh của mình còn phải nuôi vợ con” là câu theo kiểu:
A. Ai? Làm gì?
B. Cái gì? Thế nào?
C. Con gì? Thế nào?
Câu 7: (1,0 điểm) Em hãy đặt một câu theo kiểu câu: Ai? Làm gì?
….……………………………………………………………………….
Câu 8: (1,0 điểm) Tác giả cho ta thấy được ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên cánh đồng như thế nào?
….……………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………….
Câu 9: (1,0 điểm) Theo em vì sao tác giả lại kể về việc làm của hai anh em?
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1, Chính tả (4,0 điểm): (Nghe – viết) Thời gian 15 phút
Hai anh em
Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không cân bằng.” Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
2, Tập làm văn (6,0 điểm ): Thời gian 25 phút
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 đến 5 câu) kể về một người mà em yêu quý nhất.
Gợi ý: Người em kể tên là gì? Làm gì? Ở đâu? Tình cảm đối với em như thế nào?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
2. Ma trận Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
3. Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
A. Phần hiểu văn bản
Câu 1: (0,5 điểm) Bài văn trên nói về:
B. Tình anh em
Câu 2: (0,5 điểm) Việc gì xảy ra khi hai anh em cùng ra đồng vào sáng hôm sau?
C. Hai đống lúa vẫn bằng nhau.
Câu 3: (0,5 điểm) Người em nghĩ như thế nào?
C. Anh mình còn phải nuôi vợ con.
Câu 4: (0,5 điểm) Người anh nghĩ như thế nào?
B. Em ta sống một mình vất vả.
Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây chỉ việc làm của người em?
B. Lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
Câu 6: (0,5 điểm) “Anh của mình còn phải nuôi vợ con” là câu theo kiểu:
A. Ai? Làm gì?
Câu 7: (1,0 điểm) Em hãy đặt một câu theo kiểu câu: Ai? Làm gì?
Ví dụ:
1, Học sinh đi lao động
2, Lớp 2A trực tuần
Câu 8: (1,0 điểm) Tác giả cho ta thấy được ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên cánh đồng như thế nào?
Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau
Câu 9: (1,0 điểm) Theo em vì sao tác giả lại kể về việc làm của hai anh em?
Nói lên tình cảm anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương nhau.
B. Phần viết
1. Chính tả: (4,0 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Hai anh em
Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không cân bằng.” Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
* Đánh giá cho điểm:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn xuôi: 4,0 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (6,0 điểm)
- Đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Viết được đoạn văn kể về một người mà em yêu quý nhất, khoảng 4-5 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 6,0; 5,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5; 0.
Tham khảo:
Mẫu 1:
Ông ngoại của em năm nay sáu mươi hai tuổi. Ông làm nghề thợ điện, giờ đã nghỉ hưu. Trước đây, hàng ngày, ông cùng các chú công nhân khác phải trèo lên những cột điện cao để sửa chữa đường dây điện, lắp đặt công tơ. Ông em rất dũng cảm. Nhờ có ông mà những người dân có điện để thắp sáng và ông còn kiếm được tiền để mua quần áo mới, sách vở thưởng cho em mỗi khi em được học sinh giỏi. Em rất yêu quý và tự hào về ông.
Mẫu 2:
Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong, Bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấy hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em.
III. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2018 - 2019
1. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
Huyện (thị xã, thành phố): ……………….. Họ và tên: ........................................................ Lớp:.................................................................. | KIỂM TRA CUỐI KÌ I TIẾNG VIỆT 2 Năm học 2018 - 2019 Ngày kiểm tra: ...................................... Thời gian: 30 phút (không kể thời gian phát đề) |
Điểm | Nhận xét của giáo viên |
................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ |
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Bài đọc: Hai anh em (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 112)
– Đọc đoạn 1 và 2
II. Đọc thầm bài "Bé Hoa". Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. (5 điểm)
Bé Hoa
Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.
Đêm nay, Hoa hát hết các bài hát mà mẹ vẫn chưa về. Từ ngày bố đi công tác xa, mẹ bận việc nhiều hơn. Em Nụ đã ngủ. Hoa lấy giấy bút, viết thư cho bố. Vặn to đèn, em ngồi trên ghế, nắn nót viết từng chữ:
Bố ạ,
Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em ngủ cũng ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru em rồi. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài dài dài ấy, bố nhé!
(Theo Thanh Tâm)
Câu 1. (0.5 điểm) Em của Hoa tên gì?
A. Nụ
B. Hồng
C. Mai
D. Cúc
Câu 2. (0.5 điểm) Em Nụ đáng yêu như thế nào?
A. Làn da trắng
B. Khuôn mặt bầu bĩnh.
C. Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.
D. Tóc em buộc thành hai bím.
Câu 3. (0.5 điểm) Hoa đã làm gì giúp mẹ?
A. Nấu cơm, quét dọn nhà cửa giúp mẹ.
B. Quét sân giúp mẹ
C.Giặt quần áo giúp mẹ.
D. Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ.
Câu 4. (0.5 điểm) Trong thư gửi bố, Hoa nêu mong muốn gì?
A. Bao giờ bố về, bố mua cho con xe đạp.
B. Bao giờ bố về, bố mua nhiều quà cho Hoa.
C. Bao giờ bố về, bố cho con đi chơi chợ hoa.
D. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài hát khác cho Hoa.
Câu 5. (0.5 điểm) Bé Hoa gửi gì cho bố?
A. Bánh kẹo
B. Sách vở
C. Viết thư
D. Quần áo
Câu 6. (0.5 điểm) Câu chuyện Bé Hoa nói lên điều gì?
A. Hoa là một cô bé ham chơi.
B. Hoa là một cô bé xinh xắn.
C. Hoa là một cô bé yêu thương em và biết trông em giúp mẹ.
D. Mẹ Hoa có thêm em Nụ.
Câu 7. (0.5 điểm): Viết từ chỉ hoạt động vào chỗ trống trong câu sau đây cho thích hợp:
Thầy Linh..........môn Tự nhiên và Xã hội
Câu 8. (0.5 điểm) Em hãy chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- (sông , xông): - ……..Tiền ; -………..hơi
- (sa, xa): -………sút ; - đường …......
Câu 9. (0.5 điểm) Đặt một câu với từ: siêng năng.
......................................................................................................
Câu 10. (0.5 điểm) Viết lại cho đúng tên của một bạn học sinh như sau:
Nguyễn hoài bảo
......................................................................................................
2. Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
I. Phần đáp án câu trắc nghiệm:
Tổng câu trắc nghiệm: 6.
HS khoanh đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm
Câu | Đáp án |
1 | A |
2 | C |
3 | D |
4 | D |
5 | C |
6 | C |
II. Phần đáp án câu tự luận:
Tổng câu tự luận: 4.
Câu 7 (0.5 điểm)
dạy
Câu 8 (0.5 điểm)
sông Tiền; xông hơi; sa sút; đường xa
Câu 9 (0.5 điểm)
Bé Hoa rất siêng năng.
Câu 10 (0.5 điểm)
Nguyễn Hoài Bảo
B. Kiểm tra viết: 10 điểm
1. Chính tả: 5 điểm
GV đọc cho học sinh viết bài chính tả “Bông hoa Niềm Vui”.
Bông hoa Niềm Vui
- Em hãy hái thêm hai bông nữa. Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.
Gợi ý làm bài:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh, chữ hoa, chữ thường): trừ 0,5 điểm.
2. Tập làm văn: 5 điểm
Đề bài:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nói về con vật nuôi mà em thích, dựa theo các câu hỏi gợi ý dưới đây:
- Em thích con vật nuôi nào nhất?
- Con vật ấy có gì đẹp?
- Con vật ấy có ích lợi gì?
- Em yêu quý con vật đó như thế nào?
Gợi ý làm bài:
Học sinh viết được từ 3 đến 5 câu theo gợi ý đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 5 điểm. (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5).
IV. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2017 - 2018
1. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
A. Phần đọc: (10 điểm)
I . Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng việt 2, tập 1 khoảng 1 phút 50 giây – 2 phút 10 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:
Bài 1: “Sự tích cây vú sữa” đọc đoạn: “Ở nhà cảnh vật vẫn như xưa … ngọt thơm như sữa mẹ.” (trang 96)
Bài 2: “Bé Hoa”; đọc đoạn: “Bây giờ… mẹ vẫn chưa về.” (trang 121).
Bài 3: “Bà cháu”: Sách Tiếng Việt tập 1 (trang 86) đoạn: Ngày xưa ở làng kia... bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm)
Câu chuyên bó đũa
1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.
2. Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thông thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẽ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM
* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1: (1 điểm) Lúc nhỏ, những người con sống như thế nào?
A. Hay gây gổ.
B. Hay va chạm.
C. Sống rất hòa thuận.
Câu 2: (1 điểm) Người cha gọi bốn người con lại để làm gì?
A. Cho tiền .
B. Cho mỗi người con một bó đũa.
C. Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Câu 3: (1 điểm) Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
A. Cởi bó đũa ra bẻ gãy từng chiếc.
B. Cầm cả bó đũa bẻ gãy.
C. Dùng dao chặt gãy bó đũa .
Câu 4: (1 điểm) Câu: “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa” thuộc kiểu câu gì?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 5: (1 điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
Quanh ta mọi vật mọi người đều làm việc.
Câu 6: (1 điểm) Người cha đã bảo các con mình làm gì?
Câu 7: (1 điểm) Người cha muốn khuyên các con điều gì?
B. Phần viết: (10 điểm)
I. Viết chính tả: (5 điểm) (15 phút)
(Nghe – viết) bài: “Con chó nhà hàng xóm” (Sách Tiếng việt 2, tập 1, trang 128 và 129, viết đoạn từ: “Ngày hôm sau … và nô đùa”.
Con chó nhà hàng xóm
Ngày hôm sau, bác hang xóm dẫn Cún sang với Bé. Bé và Cún càng thân thiết. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê …Bé cười, Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. Thỉnh thoảng Cún muốn chạy nhảy và nô đùa.
II/ Phần tập làm văn: (5 điểm) (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về gia đình em, dựa theo gợi ý dưới đây:
a) Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
b) Bao nhiêu tuổi, hiện đang đi học hay làm nghề gì?
c) Nói về từng người trong gia đình em?
d) Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
Các bạn luyện thi trực tuyến: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22
2. Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt
A. Phần đọc: (10 điểm)
I . Đọc thành tiếng: (3.0 điểm) có thể phân ra các yêu cầu sau:
1/ Đọc đúng tiếng, đúng từ: (1 điểm)
Đọc sai dưới 6 tiếng: (0,75.điểm); đọc sai 6-8 tiếng: 0.5 điểm; sai từ 9-11 tiếng: 0.25 điểm; đọc sai từ 12-15 tiếng không ghi điểm.
2/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu phẩy, nghỉ hơi đúng ở dấu chấm (không sai quá 2 dấu câu): 0,5 điểm.
Không ngắt nghỉ đúng ở 3-5 dấu câu: 0.25 điểm
Không ngắt nghỉ hơi đúng từ 6 dấu câu trở lên: không ghi điểm.
3/ Tốc độ đọc: đạt tốc độ quy định: 0,5 điểm
Nếu thời gian mỗi lần đọc vượt hơn so với quy định là 1 phút: ghi 0.5 điểm.
4/ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1.0 điểm
Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: ghi 0.5 điểm.
II/ Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Lúc nhỏ, những người con sống như thế nào?
C. Sống rất hòa thuận.
Câu 2: (1 điểm) Người cha gọi bốn người con lại để làm gì?
C. Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Câu 3: (1 điểm) Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
A. Cởi bó đũa ra bẻ gãy từng chiếc.
Câu 4: (1 điểm) Câu: “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa” thuộc kiểu câu gì?
B. Ai làm gì?
Câu 5: (1 điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: (Mỗi câu điền đúng được(điểm)
Quanh ta, mọi vật mọi người đều làm việc.
Câu 6: (1 điểm) Người cha đã bảo các con mình:
- Người cha bảo các con, nếu ai bẻ gãy được bó đũa ông sẽ thưởng cho túi tiền
Câu 7: (1 điểm) Người cha muốn khuyên các con điều:
Anh em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc đoàn kết với nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh. Chia rẽ thì sẽ yếu đi.
B. Phần viết: (10 điểm)
I/ Chính tả: (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi (hoặc chỉ mắc 1 lỗi) chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: ghi 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0.5 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ ràng; sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn : trừ 0.5 điểm cho toàn bài.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
- Bài được ghi điểm 5 phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Viết được một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu hoặc dài hơi kể về gia đình của em theo gợi ý của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể ghi một trong các mức điểm sau: 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL | TN KQ | TL | ||
Trả lời câu hỏi dựa vào nội dung bài đọc bài: Câu chuyện bó đũa | Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 4 | 1 | ||||
Số điểm | 2đ | 1đ | 1đ | 1đ | 4đ | 1đ | |||||
Kiến thức kỹ năng Luyện từ & Câu: Đặt câu theo mẫu “ Ai làm gì?, điển dấu phẩy | Số câu | 1 | 1 | 2 | |||||||
Số điểm | 1đ | 1đ | 2đ | ||||||||
Tổng | Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | ||
Số điểm | 2đ | 1đ | 1đ | 1đ | 1đ | 1đ | 4đ | 3đ |
4. Ma trận câu hỏi đề kiếm tra môn Tiếng Việt cuối kì I học lớp 2
Số TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Cộng | |
1 | Anh em | Số câu | 4 | 1 | 5 | ||
Câu số | 1,2,3,6 | 7 | |||||
2 | Luyện từ và câu đặt câu thuộc chủ đề: Cha mẹ, Anh em | Số câu | 1 | 1 | 2 | ||
Câu số | 4 | 5 | |||||
Tổng số câu | 4 | 1 | 1 | 1 | 7 |
.................
VnDoc.com xin gửi đến các thầy cô mẫu Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt các năm, từ năm 2017 đến năm 2020 theo Thông tư 22, có bảng ma trận và đáp án kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 lớp 2.
Như vậy là VnDoc đã giới thiệu bài viết Đề thi học kì 1 môn Tiếng việt lớp 2 nhằm giúp các em học tốt hơn Tiếng Việt lớp 2. Ngoài tài liệu về Đề thi học kì 1 môn Tiếng việt lớp 2 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 2 lớp 2 mới nhất được cập nhật.
Sau những giờ học tập căng thẳng, chắc hẳn các bạn sẽ rất mệt mỏi. Lúc này, đừng cố ôn quá mà ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe bản thân. Hãy dành cho mình 1 chút thời gian để giải trí và lấy lại tinh thần bạn nhé. Chỉ 10 phút với những bài trắc nghiệm EQ, trắc nghiệm IQ vui dưới đây của chúng tôi, các bạn sẽ có được sự thoải mái nhất, sẵn sàng cho bài học sắp tới: