Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Lương Thế Vinh, Gia Lai năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Lương Thế Vinh, Gia Lai năm học 2015 - 2016 là tài liệu ôn tập môn Vật lý lớp 10 hay dành cho các bạn học sinh tham khảo, ôn luyện kiến thức môn Vật lý nhằm chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 1. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2015 - 2016

Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI

TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH

TỔ: LÝ - CN

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 10 (CT CHUẨN)

Thời gian làm bài: 45 phút;

(25 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Câu 1: Một bức tranh có trọng lượng 15√3N được treo bởi hai sợi dây mãnh, nhẹ, không dãn. Mỗi sợi dây hợp với phương thẳng đứng một góc 300. Sức căng của mỗi sợi dây treo là

A. 13N. B. 15N. C. 17 N. D. 20N.

Câu 2: Một vật có khối lượng m = 100 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,05. Lấy g = 9,8m/s2. Lực phát động song song với phương chuyển động của vật có độ lớn là

A. 697 N. B. 100 N. C. 99 N. D. 599 N.

Câu 3: Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là rơi tự do

A. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.

B. Viên bi chì được ném thẳng đứng lên đang rơi xuống.

C. Lông chim rơi trong ống đã hút hết không khí.

D. Viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống.

Câu 4: Chọn phát biểu sai

A. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm.

B. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.

C. Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát.

D. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.

Câu 5: Cho 2 lực đồng qui có cùng độ lớn F1 = F2 = F . Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực có độ lớn bằng F√2?

A. 600. B. 900. C. 00. D. 1200.

Câu 6: Điền vào phần khuyết

Hợp của hai lực song song cùng chiều là một lực...........(1)............. và có độ lớn bằng.....(2)........ các độ lớn của hai lực ấy.

A. 1- song song, cùng chiều; 2- tổng. B. 1- song song, ngược chiều; 2- tổng.

C. 1- song song, cùng chiều; 2 - hiệu. D. 1- song song, ngược chiều; 2- hiệu.

Câu 7: Vật nào sau đây ở trạng thái cân bằng?

A. Hòn bi lăn trên mặt phẵng nghiêng không có ma sát.

B. Quả bóng đang bay trong không trung.

C. Vật nặng trượt đều xuống theo mặt phẵng nghiêng.

D. Quả bóng bàn chạm mặt bàn và nãy lên.

Câu 8: Một tấm ván nặng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,7 m và cách điểm tựa B 0,9 m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu?

A. 160 N. B. 80 N. C. 120 N. D. 60 N.

Câu 9: Hai vật m1 = 2kg, m2 = 3kg được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ, không giãn, đặt trên mặt phằng nằm ngang không ma sát. Tác dụng vào m1 một lực kéo F cho hệ hai vật chuyển động. Biết sợi dây nối hai vật chịu lực căng tối đa là 15N. Hỏi lực kéo có giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu thì dây bị đứt ?

A. 22,5(N) B. 25(N) C. 17,5(N) D. 15(N)

Câu 10: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi kéo dãn lò xo để nó có chiều dài 22,5 cm thì lực đàn hồi của lò xo bằng 5 N. Hỏi phải kéo dãn lò xo có chiều dài bao nhiêu để lực đàn hồi của lò xo bằng 8 N?

A. 25,5 cm. B. 24,0 cm. C. 23,5 cm. D. 32,0 cm.

Câu 11: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều?

A. Véctơ gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên của tốc độ dài.

B. Véctơ gia tốc có độ lớn luôn không đổi, không phụ thuộc vào vị trí của vật trên quỹ đạo.

C. Véctơ gia tốc luôn vuông góc với véctơ tốc độ tại mọi thời điểm.

D. Véctơ gia tốc luôn hướng vào tâm của quỹ đạo.

Câu 12: Một vật rơi tự do từ độ cao nào để trong giây cuối cùng vật rơi được quãng đường 35m? Lấy g = 10 m/s2.

A. 75 m. B. 80 m. C. 160 m. D. 35 m.

Câu 13: Mômen lực tác dụng lên một vật là đại lượng

A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực.

B. luôn luôn có giá trị dương.

C. đặc trưng cho tác dụng làm vật chuyển động tịnh tiến.

D. dùng để xác định độ lớn của lực tác dụng.

Câu 14: Một ô tô đang đi với vận tốc 36km/h thì hãm phanh đi chậm dần đều và khi đi thêm được 84m thì vận tốc còn 4m/s. thời gian để ô tô đi được 75m kể từ khi hãm phanh là

A. 10s. B. 30s. C. 20s. D. 5 s.

Câu 15: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều

A. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn thay đổi.

B. Véc tơ gia tốc của vật có hướng thay đổi, độ lớn không đổi.

C. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn không đổi.

D. Véc tơ gia tốc của vật có hướng không đổi, độ lớn thay đổi.

Câu 16: Công thức xác định sai số tỉ đối trong phép đo vật lí:

Đề thi học kỳ 1 môn Vật lý lớp 10

Câu 17: Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu bổng nhiên các lực tác dụng lên vật đó mất đi thì

A. Vật có chuyển động thẳng đều với vận tốc v.

B. Đầu tiên vật đó chuyển động nhanh dần sau đó chuyển động chậm dần.

C. Vật đó dừng lại ngay.

D. Vật đó chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

Câu 18: Một người đi xe đạp trên một phần ba đoạn đường đầu tiên với tốc độ 50 km/h, trên đoạn đường còn lại với tốc độ 20 km/h. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là

A. 28 km/h. B. 22 km/h. C. 25 km/h. D. 24 km/h.

Câu 19: Trong trường hợp nào có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?

A. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm quanh sân bay.

B. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.

C. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng của sân bay Pleiku.

D. Chiếc máy bay đang bay từ Pleiku đến Hà Nội.

Câu 20: Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì

A. Quán tính. B. Lực tác dụng ban đầu. C. Phản lực. D. Lực ma sát.

Câu 21: Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào

A. Khối lượng và khoảng cách giữa hai vật. B. Khối lượng của Trái Đất.

C. Môi trường giữa hai vật. D. Thể tích của hai vật.

Câu 22: Một thanh AB có trọng lượng 450N có trọng tâm G chia đoạn AB theo tỉ lệ BG = 2/3 AB. Thanh AB được treo lên trần bằng dây nhẹ, không giãn (Hình bên). Khi thanh hợp với trần một góc thì cân bằng. Lực căng dây T có độ lớn là

Đề thi học kỳ 1 lớp 10 môn Vật lý

A. 50N. B. 150N. C. 75N. D. 100N.

Câu 23: Một vật chuyển động đều theo vòng tròn bán kính R = 100 (cm) với gia tốc hướng tâm là aht = 4 (cm/s2). Chu kì T chuyển động của vật đó bằng

A. 12π (s). B. 8π (s). C. 6π (s). D. 10π (s)

Câu 24: Từ một đỉnh tháp cao 80m, một vật nhỏ được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0. Khi vừa chạm đất vec tơ vận tốc của vật hợp với phương ngang góc 450. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc ban đầu v0 khi ném vật

A. 10 m/s. B. 20m/s. C. 30m/s. D. 40m/s.

Câu 25: Một ca nô chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 11 km. Một khúc gỗ trôi xuôi theo dòng sông với vận tốc 2 km/h. Vận tốc của ca nô so với nước là

A. 7,5 km/h. B. 17 km/h. C. 13 km/h. D. 30 km/h.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 10

1

B

6

A

11

A

16

D

21

A

2

C

7

C

12

B

17

A

22

B

3

A

8

D

13

A

18

C

23

D

4

C

9

B

14

A

19

D

24

D

5

B

10

B

15

C

20

D

25

C

Đánh giá bài viết
1 2.482
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 10

    Xem thêm