Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 Phòng GD&ĐT Tây Hòa, Phú Yên năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 Phòng GD&ĐT Tây Hòa, Phú Yên năm học 2015 - 2016. Đây là tài liệu tham khảo hay do VnDoc.com sưu tầm để gửi tới quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 8 nhằm phục vụ quá trình ôn tập lại kiến thức chuẩn bị cho thi học kì 1. Mời bạn tham khảo.
Trắc nghiệm online: Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 8 Phòng GD&ĐT Tây Hòa, Phú Yên năm học 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kì I lớp 8 môn Vật lý - Đề 2
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm học 2016 - 2017
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY HÒA | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: VẬT LÝ - LỚP 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).
Chọn phương án trả lời đúng, ghi vào giấy làm bài (từ câu 1 đến câu 6)
Câu 1. Một chiếc ô tô đang chuyển động trên đường. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
B. Ô tô đứng yên so với cột đèn bên đường.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
D. Ô tô chuyển động so với hành khách ngồi trên xe.
Câu 2. Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của một lực thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
A. Không thay đổi. C. Chỉ có thể tăng.
B. Chỉ có thể giảm. D. Có thể tăng dần hoặc giảm dần.
Câu 3. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có lợi?
A. Ma sát làm cho ôtô vượt qua được chỗ lầy.
B. Ma sát làm mòn đĩa và xích xe đạp.
C. Ma sát làm mòn trục xe và cản trở chuyển động quay của bánh xe.
D. Ma sát làm cho việc đẩy một vật trượt trên sàn khó khăn vì cần có lực đẩy lớn.
Câu 4. Hai lực cân bằng là hai lực:
A. Có cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và có cường độ bằng nhau.
B. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và có cường độ bằng nhau.
C. Đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và có cường độ bằng nhau.
D. Có cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và có cường độ bằng nhau.
Câu 5. Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 18km/h. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m là:
A. 11,1s B. 0,09s C. 3,6s D. 40s
Câu 6. Treo một vật vào lực kế đặt trong không khí thì lực kế chỉ 13,8N. Vẫn treo vật vào lực kế nhưng nhúng vật trong nước thì lực kế chỉ 8,8N. Lực đẩy Ác-si-mét có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 22,6N B. 13,8N C. 5N D. 8,8N
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 7 (1,5 điểm).
Nêu cách biểu diễn một véctơ lực?
Câu 8. (1,5 điểm).
Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu 9. (2,5 điểm).
Một người có khối lượng 60kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là 150cm2. Tính áp suất của người đó tác dụng lên mặt đất khi:
a) Đứng cả 2 chân?
b) Co một chân?
Câu 10. (1,5 điểm).
Một quả cầu đặc làm bằng sắt có khối lượng 1,95kg được nhúng chìm trong nước. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu, cho biết trọng lượng riêng của sắt 78000N/m3, trọng lượng riêng của nước 10000N/m3.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 8
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Phương án đúng của các câu từ 1 đến 6. (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Phương án | A | D | A | A | D | C |
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 7 | - Để biểu diễn một véctơ lực, người ta dùng một mũi tên: + Gốc của mũi tên chỉ điểm đặt của lực + Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực (phương và chiều gọi chung là hướng) + Độ dài của mũi tên biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước. | 0,5 0,5 0,5 |
Câu 8 | Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng: p = d.h = 10000.1,2 = 12000 (Pa) | 1,5 |
Câu 9 | Tóm tắt m = 60kg S = 150cm2 = 0,015m2 p1 = ?; p2 = ? a) Diện tích hai bàn chân người đó tiếp xúc với mặt đất là: S1 = 0,015 . 2 = 0,03 m2 Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi đứng hai chân là: Áp dụng CT: p1 = F/S1 = 600/0,03 = 20000(Pa) b) Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi đứng một chân là: Áp dụng CT: p2 = F/S = 600/0,015 = 40000(Pa) | 0,5 1,0 1,0 |
Câu 10 | - Thể tích của quả cầu: Vc = P/dc = 0,00025 (m3) - Khi quả cầu nhúng chìm trong nước thì thể tích phần nước bị quả cầu chiếm chỗ bằng thể tích của quả cầu nên ta có: Vc = Vn = 0,00025 (m3) - Lực đẩy Ác-si-met tác dụng vào quả cầu: FA = dn.Vn = 10000. 0,00025 = 2,5(N) | 0,5 0,5 0,5 |