Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn sách Cánh Diều năm 2023 - Đề 1

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn sách Cánh Diều năm 2023 - Đề 1  là đề thi do VnDoc biên soạn theo thông tư 27, bám sát theo chương trình sách giáo khoa, có đáp án chi tiết. Mời các bạn tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn sách Cánh Diều năm 2023 - Đề 1

Đề thi học kì 2 Văn 10 Cánh Diều

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 10

Thời gian làm bài: 90 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (6.0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

(…)

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Mây đầu ô, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn, Hà Nội, 1986)

  • Chú thích:

- Tây Tiến: đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao quân Pháp ở Thượng Lào và tây Bắc Bộ Việt Nam. Tác giả Quang Dũng là một chiến sĩ thuộc đoàn quân Tây Tiến. Tác phẩm sáng tác năm 1948 khi Quang Dũng chuyển sang đơn vị bộ đội mới.

- Sông Mã: con sông chảy qua Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa.

- Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch: tên các địa phương trong địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến.

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Đoàn quân Tây Tiến.

B. Người chiến sĩ.

C. Thiên nhiên, con người miền Tây.

D. Sông Mã.

Câu 2: Cảm hứng chủ đạo của tác giả xuất phát từ:

A. Tình yêu thiên nhiên, đất nước.

B. Tình đoàn kết giữa đồng chí, đồng đội.

C. Nỗi nhớ về đoàn quân Tây Tiến.

D. Ý chí kiên cường của người lính.

Câu 3: Những từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút ở khổ thơ thứ hai gợi tả đặc điểm gì của địa hình miền Tây?

A. Quanh co, hiểm trở, hoang sơ, hùng vĩ.

B. Rộng rãi, bằng phẳng, dễ dàng đi lại.

C. Trùng điệp, hùng vĩ, tráng lệ.

D. Gian nan, khắc nghiệt, hiểm nguy.

Câu 4: Câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” ở khổ thơ thứ ba diễn tả điều gì?

A. Phút giây nghỉ ngơi của người lính sau chặng đường hành quân.

B. Sự hi sinh của người lính.

C. Nỗi vất vả của người lính.

D. Tinh thần bất khuất của người lính.

Câu 5: Chi tiết “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” cho thấy vẻ đẹp nào của người lính?

A. Hào hoa, lãng mạn.

B. Kiên cường, anh dũng.

C. Tình nghĩa, thủy chung.

D. Tinh tế, sâu sắc.

Câu 6: Các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ là:

A. Liệt kê, so sánh, nhân hóa, phóng đại.

B. Ẩn dụ, điệp từ, so sánh, nhân hóa.

C. Nhân hóa, hoán dụ, phóng đại, nói giảm nói tránh.

D. Liệt kê, điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ, nói giảm nói tránh.

Câu 7: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ mang những đặc điểm gì?

A. Vừa dữ dội, hoang vu, hiểm trở vừa thơ mộng, trữ tình.

B. Nên thơ, lãng mạn, trữ tình.

C. Hiểm trở, khắc nghiệt, heo hút, trùng điệp.

D. Hào hùng mà yên bình, vắng vẻ.

Câu 8: Đáp án nào diễn tả không chính xác vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong bài?

A. Mạnh mẽ, dũng cảm.

B. Lãng mạn, hào hoa.

C. Kiên cường, bất khuất.

D. Mơ mộng, xa rời hiện thực.

Câu 9: Theo em, hình ảnh sông Mã xuất hiện ở đầu và cuối đoạn trích có ý nghĩa gì?

Câu 10: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 -10 câu) nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của người công dân đối với đất nước.

II. PHẦN LÀM VĂN: (4.0 điểm)

Viết bài văn phân tích về hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ “Tây Tiến”.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn sách Cánh Diều năm 2023 - Đề 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

B

0,5

5

A

0,5

6

D

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

9

- Hình ảnh sông Mã xuất hiện xuyên suốt bài thơ:

+ Là đại diện cho hình ảnh thiên nhiên miền Tây hoang vu, hùng vĩ, hiểm trở nhưng cũng đầy nên thơ, huyền ảo.

+ Là chứng nhân lịch sử cho mọi vui buồn của cuộc đời người lính.

+ Tạo nên kết cấu tương xứng cho bài thơ: dòng sông khơi mở nỗi nhớ, gắn bó với mọi chặng đường hành quân đến dòng sông thủy chung tình nghĩa ở cuối bài.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng lập luận thuyết phục, diễn đạt nhiều cách hợp lí.

1.0

10

Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng lập luận thuyết phục, diễn đạt nhiều cách hợp lí. Dưới đây là một số gợi ý:

- Trách nhiệm của công dân với đất nước: những điều mà công dân bắt buộc phải làm, là nghĩa vụ của con người với Tổ quốc.

- Trách nhiệm của công dân với đất nước được thể hiện đa dạng, tùy vào từng thời kì.

+ Thời chiến: sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc.

+ Thời bình: phấn đấu học tập, rèn luyện, sống hài hòa giữa cá nhân và tập thể,…

- Sống có trách nhiệm với quê hương là nghĩa vụ của mỗi người, đem lại những ý nghĩa lớn lao.

- Mỗi người cần có trách nhiệm với quê hương đất nước để xây dựng đất nước vững mạnh, giàu đẹp.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo hình thức bài văn.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Phân tích về hình ảnh người chiến sĩ trong bài thơ “Tây Tiến”

0,25

c.Triển khai vấn đề cần phân tích:

2.5

Một số gợi ý:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, cảm hứng sáng tác bài thơ,…

- Hình ảnh người lính hiện lên với những đặc điểm sau:

+ Cuộc sống chiến đấu gian khổ, phải trải qua nhiều hy sinh, mất mát.

+ Tình yêu đất nước, sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân

+ Có phẩm chất anh dũng, kiên cường, bất khuất, không sợ hiểm nguy.

+ Có vẻ đẹp bi tráng, kiêu hùng.

+ Có vẻ đẹp hào hoa phong nhã, lãng mạn, mơ mộng.

+ Có tình đồng chí, đồng đội sâu nặng, ân nghĩa thủy chung.

- Nêu những yếu tố nghệ thuật đặc sắc.

- Chốt lại suy nghĩ, đánh giá, cảm xúc về hình ảnh người lính và tác phẩm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Có cách phân tích và diễn đạt mới mẻ, sâu sắc.

0,5

------------------------------------------------------------------

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm phần soạn văn 10 Cánh Diều tập 2, văn mẫu lớp 10 Cánh Diều cùng bộ đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ Văn Cánh Diều. Các tài liệu trên được cập nhật thường xuyên bởi đội ngũ giáo viên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Ngữ văn Cánh diều

    Xem thêm