Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016
Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Địa lý lớp 12
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 12 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016 gồm 4 câu hỏi tự luận có đáp án đi kèm. Đây là đề thi ôn tập học kì 2 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn củng cố và luyện tập kiến thức hiệu quả.
Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lý lớp 12 năm 2015 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2016 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 12 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1: (4,0 điểm)
1. Trình bày tình hình xuất nhập khẩu nước ta trong những năm gần đây.
2. Giải thích tại sao cán cân xuất nhập khẩu của nước ta thường có giá trị âm?
Câu 2: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
1. Kể tên các sản phẩm chuyên môn hóa trong trồng trọt của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 3: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta, giai đoạn 2000 - 2012
(Đơn vị %)
Năm | Nông – lâm – ngư nghiệp | Công nghiệp – xây dựng | Dịch vụ |
2000 | 24,5 | 36,7 | 38,8 |
2012 | 19,7 | 38,6 | 41,7 |
1. Vẽ biểu đồ hình tròn biểu hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000, 2012.
2. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta qua các năm?
Câu 4: (1,0 điểm)
Giải thích tại sao công nghiêp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
Đáp án đề thi học kỳ 2 môn Địa lý lớp 12
Câu I.
1. Trình bày tình hình xuất nhập khẩu nước ta
- Thị trường được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, nhất là khi Việt Nam ra nhập WTO.
- Cán cân xuất nhập khẩu nước ta dần cân đối, nhưng vẫn trong tình trạng nhập siêu.
- Kim ngạch xuất khẩu:
- Giá trị xuất khẩu liên tục tăng (dẫn chứng)
- Cơ cấu hàng xuất khẩu (dẫn chứng)
- Thị trường xuất khẩu chính (dẫn chứng)
- Kim ngạch nhập khẩu:
- Giá trị nhập khẩu liên tục tăng (dẫn chứng)
- Cơ cấu hàng nhập khẩu (dẫn chứng)
- Thị trường nhập khẩu chính (dẫn chứng
2. Cán cân xuất nhập khẩu của nước ta thường có giá trị âm?
Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta (dẫn chứng) có giá trị thấp, trong khi đó các mặt hàng nhập khẩu nước ta (dẫn chứng) có giá trị cao nên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta thường có giá trị âm.
Câu II.
1. Kể tên các sản phẩm chuyên môn hóa trong trồng trọt của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cây công nghiệp : Chè, đậu tương, thuốc lá...
- Cây dược liệu: Quế, hồi, thảo quả, đương quy, đỗ trọng...
- Cây ăn quả: Cam, quýt, đào, lê, mận...
- Rau cận nhiệt và rau giống
2. Kể tên trung tâm công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Hạ Long
- Cẩm Phả
- Thái Nguyên
- Việt Trì
Câu III.
1. Vẽ biểu đồ
Vẽ hai hình tròn, chia đúng theo cơ cấu có đầy đủ tên và chú giải (thiếu tên, chú giải... mỗi ý trừ 0,25 điểm) vẽ biểu đồ khác không tính điểm.
2. Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét: Từ năm 2000 – 2010 cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta có sự thay đổi.
- Tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, từ năm 2000 – 2010 có xu hướng giảm nhanh từ 24,5% xuống còn 19,7%.
- Tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng có xu hướng tăng nhanh từ 36,7% lên 38,6%, tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn, tăng từ 38,8% lên 41,7%.
- Giải thích: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu IV.
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay:
- Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
- Có thị trường tiêu thụ rộng
- Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống
- Thúc đẩy các ngành khác phát triển: Nông nghiệp, GTVT, thương mại...