Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11 trường THPT Duy Tiên A, Ha Nam năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Giáo dục công dân
Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11 trường THPT Duy Tiên A, Ha Nam năm học 2016 - 2017. Đề thi được ra theo hình thức 30% trắc nghiệm với 12 câu hỏi và 70% tự luận với 2 câu hỏi. Đáp án đã được VnDoc cập nhật để gửi tới các bạn học sinh.
Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định
SỞ GD-ĐT HÀ NAM TRƯỜNG THPT A DUY TIÊN | ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: GDCD LỚP 11 Thời gian làm bài: 50 phút |
I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)
Em hãy chọn đáp án đúng nhất trong những câu sau đây
Câu 1: Việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đời sống nằm trong phương hướng nào của chính sách phát triển khoa học và công nghệ?
A. Đổi mới cơ chế quản lý và công nghệ
B. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ
C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ
D. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm
Câu 2: Vì sao Đảng và nhân dân ta kiên trì xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa?
A. Chỉ có đi lên CNXH, chúng ta mới có quyền tự quyết
B. Chỉ có đi lên CNXH, lòng tự tôn dân tộc mới được thể hiện
C. Chỉ đi lên CNXH, đất nước mới có độc lập tự do, nhân dân mới có ấm no, hạnh phúc
D. Chỉ đi lên CNXH, đất nước mới thực sự có độc lập, tự do; nhân dân mới thực sự có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu 3: Trong tư liệu lao động, yếu tố nào là quan trọng nhất?
A. Tư liệu sản xuất
B. Kết cấu hạ tầng
C. Hệ thống bình chứa
D. Công cụ lao động
Câu 4: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua:
A. giá trị trao đổi
B. số lượng và chất lượng hàng hóa
C. lao động xã hội của người sản xuất
D. giá trị sử dụng của hàng hóa
Câu 5: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu KHCN tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?
A. Hiện đại hóa B. Công nghiệp hóa
C. Tự động hóa D. CNH-HĐH
Câu 6: Để xác định thành phần kinh tế, chúng ta căn cứ vào:
A. Nội dung của từng thành phần kinh tế
B. Hình thức sở hữu
C. Vai trò của từng thành phần kinh tế
D. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế
Câu 7: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là:
A. Quyền lực tập trung trong tay Nhà nước
B. Quyền lực thuộc về nhân dân
C. Nhân dân làm chủ
D. Nhà nước quản lý mọi mặt xã hội
Câu 8: Yếu tố nào sau đây quyết định mọi hoạt động của xã hội?
A. Sự phát triển sản xuất
B. Sản xuất của cải vật chất
C. Đời sống tinh thần
D. Sản xuất kinh tế
Câu 9: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm:
A. Sức lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động
B. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động
C. Sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động
D. Sức lao động, kết cấu hạ tầng, tư liệu lao động
Câu 10: Đối với người thợ may, đâu là đối tượng lao động?
A. Máy khâu B. Kim chỉ C. Vải D. Áo quần
Câu 11: Trong thời bình ngày nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của:
A. các lực lượng vũ trang
B. của lực lượng quốc phòng
C. của toàn dân
D. của lực lượng quốc phòng và an ninh
Câu 12: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình:
A. hiện đại hóa B. tự động hóa
C. công nghiệp hóa D. máy móc hóa
II. Phần tự luận (7,0 điểm)
Câu 1. Trình bày, phân tích nhiệm vụ và phương hướng phát triển giáo dục-đào tạo của Đảng và Nhà nước ta (5,0 điểm)
Câu 2. Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ nước ta, vì vậy dẫn đến tình trạng công nhân của nhiều khu công nghiệp đã xuống đường biểu tình, yêu cầu Nhà nước ta phải có những hành động đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự. Hãy nêu rõ nhận định của em về vấn đề trên? Từ đó, em hãy nêu ngắn gọn phương hướng của Đảng và Nhà nước ta về chính sách đối ngoại trong thời kỳ mới (2,0 điểm)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11
Phần trắc nghiệm
1. D 2. D 3. D | 4. A 5. A 6. B | 7. B 8. B 9. B | 10. C 11. C 12. C |
Phần tự luận
Câu 1
* Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo:
- Nâng cao dân trí:
- Là nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân
- Nước ta đã tiến hành phổ cập giáo dục. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; tiến tới phổ cập THCS và THPT
- Hiện nay, tỉ lệ thanh niên Việt Nam từ 15-24 tuổi biết chữ đạt 95%...
- Đào tạo nhân lực: Là đào tạo đội ngũ những người lao động có đủ tri thức, kỹ năng, tay nghề, sức khỏe và đạo đức tốt để đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ CNH-HĐH
- Bồi dưỡng nhân tài: Là quan tâm, bồi dưỡng những người có tài để họ cống hiến nhiều hơn cho đất nước
* Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo
- Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học: Nội dung học phù hợp hơn với thực tế cuộc sống. Phương pháp dạy và học từ chỗ học sinh thụ động tiếp thu kiến thức của thầy giáo sang chỗ các em chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức còn giáo viên là người hướng dẫn, điều khiển việc học cho học sinh.
- Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục
- Mở rộng quy mô giáo dục: Hệ thống giáo dục mở rộng từ cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, các trường dạy nghề, đại học và sau đại học
- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục: Chi 20% ngân sách của nhà nước cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: Với chương trình phổ cập giáo dục và ưu tiên cho người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhà nước ta đã tạo diều kiện để tất cả mọi người đều có cơ hội được học tập, được phát triển tài năng.
- Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập
- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo: Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới.
Câu 2
- Việc tham gia biểu tình đòi chính phủ ta phải có hành động đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự là sai vì nếu chúng ta hành động như thế sẽ rất không có lợi cho đất nước ta. Do đó em không tham gia.
- Phương hướng của Đảng trong phát triển chính sách đối ngoại:
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác
- Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới
- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
- Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người, kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước