Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Triệu Phong năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Đề thi học kì 2 môn ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Triệu Phong năm học 2016 - 2017 là tài liệu luyện thi học kỳ 2 lớp 6 rất hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Văn giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn văn tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi học kì 2. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2016 - 2017

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRIỆU PHONG
ĐỀ THI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề)

Câu 1. (2.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

... "Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân"...

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

b. Xác định và phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên.

Câu 2 (1.0 điểm)

Trong các câu sau đây, câu nào là câu trần thuật đơn có từ "là"? Vì sao?

a. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm.

(Trích: "Dế mèn phiêu lưu kí", Tô Hoài)

b. Quê hương là chùm khế ngọt.

(Trích: "Quê hương", Đỗ Trung Quân)

Câu 3 (2.0 điểm)

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.

Câu 4 ( 5.0 điểm)

Hãy tả một người thân mà em yêu quý.

(Đề thi gồm 01 trang, 04 câu. Giám thị không giải thích gì thêm)
....................HẾT..................

Đáp án kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

CÂUYÊU CẦU ĐIỂM
1Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân... 0,5
aĐoạn văn được trích trong Cây tre Việt Nam của Thép Mới.0,5
b- Biện pháp nghệ thuật:
  • Nhân hóa (tre ăn ở, giúp người).
  • So sánh (Tre là cánh tay của người nông dân).
- Tác dụng: Ca ngợi sự gắn bó với người và những phẩm chất cao quý của cây tre.

0,5

1,0

2 a. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm. 0,5
b. Quê hương là chùm khế ngọt. 0,5
* Giống nhau:
  • Đều gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác.
  • Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Khác nhau:

0,5

0,5

1,0

3 Ẩn dụHoán dụ
Dựa vào nét tương đồng về:
  • Hình thức
  • Cách thức
  • Phẩm chất
  • Chuyển đổi cảm giác
Dựa vào quan hệ gần gũi:
  • Bộ phận với toàn thể
  • Cụ thể với trừu tượng
  • Dấu hiệu của sự vật với sự vật
  • Vật chứa đựng với vật bị chứa
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm