Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 phòng GD&ĐT Đại Thành, Bắc Giang năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 phòng GD&ĐT Đại Thành, Bắc Giang năm 2015 - 2016 là tài liệu luyện thi giữa học kỳ 2 lớp 7 rất hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Văn giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn văn tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 trường THCS Suối Ngô, Tân Châu năm 2012 - 2013

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 7 trường THCS Lê, Lợi, Đức Cơ năm 2014 - 2015

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN ĐẠI THÀNH
KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề gồm 01trang)

Câu 1 (2,0 điểm):

1. Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:

a) Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.

(Lê Minh Khuê)

b) Cốm thường có vào mùa nào?

- Mùa thu.

2. Từ đó, hãy chỉ ra sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn.

Câu 2 (3,0 điểm): Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi:

"Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống."

a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Giải thích ngắn gọn nội dung những câu văn đó?

c) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.

Câu 3 (5,0 điểm): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ."

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

Câu 1:

1. a. Câu đặc biệt: Mùa thu. (0,5đ)

b. Câu rút gọn: Mùa thu. (0,5đ)

2. Câu rút gọn: có thể dựa vào ngữ cảnh để khôi phục lại thành phần được rút gọn. (0,5đ)

Câu đặc biệt: là một trung tâm cú pháp đặc biệt, không xác định được đâu là chủ ngữ, vị ngữ. (0,5đ)

Câu 2:

a) Những câu văn trích từ văn bản: "Ý nghĩa văn chương". (0,5đ)

Tác giả: Hoài Thanh. (0,5đ)

b) Ý nghĩa của những câu văn đó:

  • "Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng": văn học phản ánh cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ nhưng không sao chép nguyên xi hoặc rập khuôn máy móc hiện thực khách quan. (0,5đ)
  • "Văn chương còn sáng tạo ra sự sống": văn học còn có thể tạo ra một thế giới mới từ thế giới hiện thực vốn có. (0,5đ)

c) Viết đúng cấu trúc đoạn văn (0,25đ)

Nội dung: ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người. (0,75đ)

Câu 3:

Mở bài:

  • Giới thiệu câu tục ngữ. (0,25đ)
  • Khái quát nội dung của câu tục ngữ: Đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể. (0,25đ)

Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ":

  • Nghĩa đen:"tàu": máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Nghĩa của cả câu: một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến bản thân mình. (0,5đ)
  • Nghĩa bóng: trong gia đình, trong một tập thể có người gặp chuyện không may thì những người khác cũng lo lắng. (0,5đ)

* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

  • Trong gia đình, nếu có người ốm đau, hoạn nạn, những người khác đều lo lắng, cố gắng giúp đỡ những người không may qua bước khó khăn. (1,0đ)
  • Trong cộng đồng, còn nhiều người bất hạnh như người tàn tật, nạn nhân của thiên tai bão lũ, nạn nhân chất độc màu da cam... Có rất nhiều người, rất nhiều phong trào chia sẻ những nỗi đau đó như: Ngày vì người nghèo, các chương trình: Trái tim cho em, Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam... (1,0đ)
  • Liên hệ bản thân: Mỗi học sinh có thể góp sức nhỏ bé của mình, chia sẻ khó khăn cùng những người trong gia đình, trong lớp học, trong xã hội: tham gia làm việc nhà, xây dựng quỹ tình thương giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp, tham gia các hoạt động từ thiện... (1,0đ)

Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. (0,5đ)

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7 năm học 2014 - 2015 Phòng GD - ĐT Tân Châu, Tây Ninh

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2014 - 2015

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm