Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt, TPHCM năm 2020-2021

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt, TPHCM năm 2021

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt, TPHCM năm 2020-2021 vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và ôn tập cho kì thi cuối học kì 2 sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt, TPHCM năm 2020-2021 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 10 câu hỏi tự luận. Thí sinh làm bài trong thời gian 45 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2020– 2021

KHỐI 10– MÔN SINH HỌC – Thời gian làm bài 45 phút – Ngày 06/5/2021

Câu 1 (1 điểm): Thế nào là chu kỳ tế bào? Một chu kỳ tế bào bao gồm mấy giai đoạn? Kể tên. Tế bào lớn lên chủ yếu ở giai đoạn nào? Tế bào nhân đôi NST ở giai đoạn nào?

Câu 2 (1 điểm): Cà độc dược có 2n = 24 NST. Tính số NST, crômatit, tâm động và cho biết trạng thái NST ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân. Giải thích ngắn gọn.

Câu 3 (1 điểm): Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân.

Câu 4 (1 điểm): Có 10 tế bào sinh dục đực của ruồi giấm (2n = 8) tham gia giảm phân tạo giao tử. Tính số giao tử được tạo thành, số NST trong 1 giao tử, số NST trong tất cả các giao tử.

Câu 5 (1 điểm): Nêu khái niệm vi sinh vật và đặc điểm chung của vi sinh vật.

Câu 6 (1 điểm): Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon hãy phân biệt vi khuẩn quang tự dưỡng và vi khuẩn hóa dị dưỡng.

Câu 7 (1 điểm): Kể 4 ứng dụng về việc phân giải prôtêin, 4 ứng dụng lên men lactic của vi sinh vật vào đời sống.

Câu 8 (1 điểm): Nêu khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật. Nêu nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy không liên tục.

Câu 9 (1 điểm): Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục không có pha nào? Tạo sao?

Câu 10 (1 điểm): Nếu dưa để lâu sẽ bị khú. Vì sao? Để tránh hiện tượng này cần phải làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2020– 2021

Câu 1:

- Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.

- Gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân.

- Tế bào lớn lên chủ yếu ở pha G1 của kỳ trung gian.

- Tế bào nhân đôi NST ở pha S của kỳ trung gian.

Mỗi ý 0.25đ

Câu 2:

- 24 NST kép do NST nhân đôi nhưng chưa phân ly. 0.5đ

- 48 crômatit do mỗi NST kép gồm 2 crômatit ( 2*24 = 48). 0.25đ

- 24 tâm động do mỗi NST chưa 1 tâm động. 0.25đ

Nếu kết quả đúng 0.5đ, giải thích 1 ý: 0.25đ, 2-3 ý 0.5đ

Câu 3:

- Trao đổi chéo, phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân và thụ tinh tạo nhiều biến dị tổ hợp ® tạo sự đa dạng cho sinh vật.

- Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài. Mỗi ý 0.5đ

Câu 4:

- 1 tế bào giảm phân tạo 4 giao tử.

- 10 tế bào giảm phân tạo 10 x 4 = 40 giao tử. 0.5đ

- Số NST trong 1 giao tử n = 4 0.25đ

- Số NST trong 40 giao tử = 40 x 4 = 160 NST 0.25đ

Câu 5:

Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. 0.25đ

Đặc điểm

- Phần lớn cơ thể là đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào. 0.25đ

- Hấp thụ, chuyển hóa nhanh ® tốc độ sinh trưởng, sinh sản nhanh. 0.25đ

- Phân bố rộng, thích nghi cao. 0.25đ

Câu 6:

Kiểu dinh dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn cacbon

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

CO2

Hóa dị dưỡng

Chất hứu cơ

Chất hữu cơ

Mỗi ý 0.25đ

Câu 7:

- 4 ứng dụng về việc phân giải prôtêin: làm nước mắm, nước tương, chao, công nghệ thuộc da, chế biến thịt, bột giặt, mắm… 0.5đ

- 4 ứng dụng lên men lactic: sữa chua, muối chua cải, muối cà, muối tôm chua, làm bơ… 0.5đ

Câu 8:

Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. 0.5đ

Nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy không liên tục:

- Không được bổ sung chất dinh dưỡng mới. 0.25đ

- Không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. 0.25đ

Câu 9:

Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát và pha suy vong 0.5đ

Luôn được bổ sung chất dinh dưỡng mới. 0.25đ

Lấy đi lượng dịch nuôi cấy tương đương. 0.25đ

Câu 10:

- Trong quá trình muối dưa – tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động. 0.25đ

- Hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic lúc đó một loại nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp làm giảm hàm lượng axit lactic. 0.25đ

- Khi hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được làm khú dưa. 0.25đ

- Bảo quản lạnh 0.25đ

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc bài Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt, TPHCM năm 2020-2021. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu học tập môn Sinh học lớp 10 nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 10, Ngữ văn 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10....

Đánh giá bài viết
1 94
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh Học Kết nối

    Xem thêm