Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Sinh
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017 có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề, biết cách phân bổ thời gian làm bài thi sao cho hợp lý nhất để đạt được điểm số cao. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm 2016 - 2017
SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017
MÔN SINH HỌC – KHỐI 11
Ngày thi: 25/4/2017
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (1 điểm): Biến thái ở động vật là gì?
Câu 2 (1 điểm): Trình bày khái niệm và phân loại mô phân sinh.
Câu 3 (1 điểm): Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật.
Câu 4 (1 điểm): Vai trò sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người?
Câu 5 (1 điểm): Trình bày về hoocmon sinh trưởng (GH) ở động vật có xương sống?
Câu 6 (1 điểm): Hãy liệt kê các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Câu 7 (1 điểm): Phân biệt hình thức phát triển của châu chấu và ong.
Câu 8 (1 điểm): Xác định các kiến thức đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu vào cột sau:
Kiến thức | Đúng | Sai |
Hoocmon sinh trưởng được sản sinh ở tuyến giáp của động vật có xương sống. | ||
Khoai lang chỉ sinh sản sinh dưỡng bằng rễ củ. | ||
Người ta bắn pháo hoa vào ban đêm trên các cánh đồng mía để ức chế sự ra hoa của cây mía nhờ vậy mà cây mía sinh trưởng tốt, lượng đường tăng vì cây mía thuộc loại cây ngày dài. | ||
Người ta thắp đèn cho cây thanh long để thúc đẩy ra hoa vì thanh long thuộc loại cây ngắn ngày. |
Câu 9 (1 điểm): Tại sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường?
Câu 10 (1 điểm): Khi măng tre cao được 50-70cm thì bị gãy phần ngọn măng. Măng có tiếp tục cao lên nữa không? Giải thích?
----------------HẾT------------
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 11 môn Sinh
Câu 1: Biến thái ở động vật là gì?
Biến thái ở động vật là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
Câu 2: Trình bày khái niệm và phân loại mô phân sinh.
- Khái niệm mô phân sinh: là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân .
- Phân loại mô phân sinh. Gồm 3 loại mô phân sinh:
- MPS lóng: phân bố tại các mắt của thân. Giúp sự tăng trưởng của lóng cây. Có ở cây 1 lá mầm.
- MPS đỉnh: ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ. Giúp thân và rễ dài ra. Có ở cây 1 lá mầm và 2 lá mầm
- MPS bên: gồm tầng sinh mạch và tầng sinh bần. Giúp thân và rễ to ra. Có ở cây 2 lá mầm.
Câu 3: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật.
- Nhân tố bên trong: đặc điểm di truyền, hooc môn thực vật.
- Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, ánh sáng, oxi, hàm lượng nước, chất dinh dưỡng.
Câu 4: Vai trò sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người?
- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
- Nhân giống cần thiết trong thời gian ngắn
- Phục chế giống cây có nguy cơ bị thoái hóa
- Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp
Câu 5: Trình bày về hoocmon sinh trưởng (GH) ở động vật có xương sống?
- Nơi sản xuất: Tuyến yên
- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp ptrotein; kích thích phát triển xương.
Câu 6: Hãy liệt kê các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân đôi: động vật đơn bào, giun dẹp
- Nảy chồi: bọt biển, ruột khoang
- Phân mảnh: bọt biển, giun dẹp
- Trinh sinh (trinh sản): ong, kiến, rệp
Câu 7: Phân biệt hình thức phát triển của châu chấu và ong.
Phát triển của châu chấu | Phát triển của ong |
Qua biến thái không hoàn toàn | Qua biến thái hoàn toàn |
- Ấu trùng có hình thái cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành. - Ấu trùng lột xác nhiều lần thành nhộng rồi biến đổi thành bướm trưởng thành. | - Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nhỏ. - Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành. |
Câu 8: Xác định các kiến thức đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu vào cột sau:
Kiến thức | Đ | S |
Hoocmon sinh trưởng được sản sinh ở tuyến giáp của động vật có xương sống. | X | |
Khoai lang chỉ sinh sản sinh dưỡng bằng rễ củ. | X | |
Người ta bắn pháo hoa vào ban đêm trên các cánh đồng mía để ức chế sự ra hoa của cây mía nhờ vậy mà cây mía sinh trưởng tốt, lượng đường tăng vì cây mía thuộc loại cây ngày dài. | X | |
Người ta thắp đèn cho cây thanh long để thúc đẩy ra hoa vì thanh long thuộc loại cây ngắn ngày. | X |
Câu 9: Tại sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường?
- Vì tinh hoàn là nơi sản xuất testosteron.
- Testosteron là hoocmôn kích phân hóa tế bào để hình thành các đặc tính sinh dục phụ thứ cấp (mào, cựa,...) → thiếu testosteron gà trống con sẽ phát triển không bình thường.
Câu 10: Khi măng tre cao được 50-70cm thì bị gãy phần ngọn măng. Măng có tiếp tục cao lên nữa không? Giải thích?
- Măng có tiếp tục cao lên nữa.
- Vì tre là thực vật một lá mầm có mô phân sinh lóng, gãy ngọn nhưng mô phân sinh lóng vẫn còn nên măng vẫn tiếp tục kéo dài lóng.