Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Phan Bội Châu, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 12

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Phan Bội Châu, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn thi cuối kì môn Sinh hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Trần Phú, Vĩnh Phúc năm 2014 - 2015

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm 2014 - 2015

SỞ GD & ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ KIỂM TRA HKII - Lớp 12

NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: SINH – Chương trình CHUẨN

Thời gian: 45 phút

Mã đề thi 132

Họ và tên..........................................Lớp............

Câu 1: Diễn thế sinh thái là:

A. Quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường.

B. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

C. Quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

D. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Câu 2: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là:

A. Diễn thế nguyên sinh. B. Diễn thế thứ sinh.

C. Diễn thế phân huỷ. D. Biến đổi tiếp theo.

Câu 3: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ:

A. Cạnh tranh. B. Hội sinh.

C. Ức chế - cảm nhiễm. D. Vật ăn thịt – con mồi.

Câu 4: Hệ sinh thái là gì?

A. Bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần.

B. Bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.

C. Bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã.

D. Bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.

Câu 5: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:

A. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.

B. Tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.

C. Giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

D. Tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.

Câu 6: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất:

A. Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. B. Bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm.

C. Cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn. D. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

Câu 7: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng

A. Ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.

B. Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.

C. Vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư.

D. Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.

Câu 8: Khoảng thuận lợi là:

A. Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật.

B. Khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được.

C. Khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

D. Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật.

Câu 9: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là:

A. Diễn thế phân huỷ. B. Biến đổi tiếp theo.

C. Diễn thế thứ sinh. D. Diễn thế nguyên sinh.

Câu 10: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:

A. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.

B. Làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

C. Duy trì mật độ hợp lí của quần thể.

D. Tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.

Câu 11: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào?

A. Trồng các cây lâu năm. B. Trồng các cây một năm.

C. Trồng các cây họ Đậu. D. Bổ sung phân đạm hóa học.

Câu 12: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:

A. Biến động tuần trăng. B. Biến động theo mùa.

C. Biến động nhiều năm. D. Biến động không theo chu kì.

Câu 13: Quần thể bị diệt vong khi mất đi một số nhóm trong các nhóm tuổi sau đây:

A. Đang sinh sản và sau sinh sản. B. Trước sinh sản và sau sinh sản.

C. Trước sinh sản và đang sinh sản. D. Đang sinh sản.

Câu 14: Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?

A. Ếch nhái ven hồ. B. Khuẩn lam trong hồ.

C. Rái cá trong hồ. D. Ba ba ven sông.

Câu 15: Quan hệ cạnh tranh là:

A. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái.

B. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng.

C. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể.

D. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối.

Câu 16: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm:

A. Mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã.

B. Mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

C. Mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã.

D. Mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể.

Câu 17: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua:

A. Quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã.

B. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã.

C. Quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài.

D. Quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn.

Câu 18: Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của sinh vật, nhân tố có vai trò cơ bản là:

A. Nhiệt độ. B. Gió. C. Độ ẩm. D. Ánh sáng.

Câu 19: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:

A. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải.

B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

C. Sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.

Câu 20: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy, quần thể này.

A. Biến động số lượng theo chu kì năm. B. Biến động số lượng theo chu kì mùa.

C. Biến động số lượng không theo chu kì. D. Không phải là biến động số lượng.

Câu 21: Quần xã sinh vật là:

A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

B. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.

C. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

D. Một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 22: Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim "xỉa răng" hộ là biểu hiện quan hệ:

A. Hợp tác. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh.

Câu 23: Tuổi sinh thái là:

A. Tuổi thọ tối đa của loài. B. Tuổi thọ do môi trường quyết định.

C. Tuổi bình quần của quần thể. D. Thời gian sống thực tế của cá thể.

Câu 24: Ý nghĩa của hoá thạch là

A. Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

B. Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.

C. Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

D. Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.

Câu 25: Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống?

A. Prôtêin-saccarit. B. Prôtêin-Prôtêin.

C. Prôtêin-axitnuclêic. D. Prôtêin-saccarit-axitnuclêic.

Câu 26: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:

A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học.

B. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học.

C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học.

D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học.

Câu 27: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:

A. rắn hổ mang. B. chim chích và ếch xanh.

C. rắn hổ mang và chim chích. D. châu chấu và sâu.

Câu 28: Trôi dạt lục địa là hiện tượng

A. Liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea.

B. Di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại.

C. Tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật.

D. Di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy.

Câu 29: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, ... là những ví dụ về:

A. Hệ sinh thái trên cạn. B. Hệ sinh thái nước ngọt.

C. Hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái nhân tạo.

Câu 30: Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật:

A. Sinh vật phân giải. B. Sinh vật sản xuất.

C. Động vật ăn thực vật. D. Động vật ăn động vật.

Câu 31: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.

B. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.

C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.

Câu 32: Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật phân hủy:

A. Vi khuẩn. B. Sâu bọ. C. Bọ rùa. D. Nhện.

Câu 33: Khỏang giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là:

A. Ổ sinh thái. B. Giới hạn sinh thái. C. Sinh cảnh. D. Môi trường.

Câu 34: Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?

A. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật.

B. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật.

C. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật.

D. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật

Câu 35: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là

A. Biến động di truyền. B. Biến động kích thước.

C. Biến động cấu trúc. D. Biến động số lượng.

Câu 36: Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là

A. Cấu tạo của bộ răng. B. Cấu tạo và kích thước của bộ não.

C. Cấu tạo tay và chân. D. Cấu tạo của bộ xương.

Câu 37: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %?

A. 10%. B. 50%. C. 70%. D. 90%.

Câu 38: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:

A. Tăng dần đều. B. Đường cong chữ S. C. Giảm dần đều. D. Đường cong chữ J.

Câu 39: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì:

A. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.

B. Tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.

C. Tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.

D. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.

Câu 40: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:

A. Kích thước tối thiểu. B. Kích thước tối đa.

C. Kích thước bất ổn. D. Kích thước phát tán.

Đáp án đề thi cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 12

1.B

2.A

3.A

4.D

5.C

6.C

7.D

8.C

9.C

10.A

11.C

12.D

13.C

14.B

15.A

16.B

17.D

18.D

19.B

20.B

21.D

22.A

23.D

24.C

25.C

26C

27.B

28.D

29.D

30.A

31.C

32.A

33.B

34.A

35.D

36.B

37.A

38.B

39.A

40.B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh Học

    Xem thêm