Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017. Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Sinh học tại trường THPT Lý Thải Tổ, tỉnh Bắc Ninh biên soạn nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh trong học kì 2 môn Sinh học.
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ | ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC - LỚP 12 Ngày thi: 05/4/2017 Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề (40 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị vào kỷ:
A. Silua B. Jura C. Cacbon D. Đệ tam
Câu 2: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
C. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
D. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
Câu 3: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là
A. bằng chứng địa lí sinh học.
B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng giải phẫu so sánh.
D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 4: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất
A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể cách li.
B. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể
C. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
D. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
Câu 5: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên trái đất, cây có mạch dẫn và động vật đầu tiên chuyển lên sống trên cạn vào đại
A. trung sinh B. cổ sinh C. nguyên sinh D. tân sinh
Câu 6: Tiến hoá nhỏ là quá trình
A. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 7: Trong quá trình phát sinh loài người, loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo (H) là:
A. Homo sapiens B. Homo erectus C. Homo egaster D. Homo habilis
Câu 8: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là:
A. sức sinh sản giảm. B. không kiếm đủ ăn.
C. gen lặn có hại biểu hiện. D. mất hiệu quả nhóm.
Câu 9: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là:
A. tỉ lệ giới tính B. phân hoá giới tính.
C. phân bố giới tính. D. tỉ lệ phân hoá.
Câu 10: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
A. cách li tập tính B. cách li sinh thái
C. cách li địa lí. D. cách li sinh sản
Câu 11: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều.
Câu 12: Trôi dạt lục địa là hiện tượng
A. di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy.
B. di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại.
C. liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea.
D. tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật.
Câu 13: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
A. Năng lượng tự nhiên B. Năng lượng sinh học
C. ATP D. Năng lượng hoá học
Câu 14: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:
A. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.
B. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.
C. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.
D. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.
Câu 15: Mật độ của quần thể là:
A. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể.
B. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó.
C. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
D. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể.
Câu 16: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:
A. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
B. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
C. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
Câu 17: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là
A. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh.
B. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.
C. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.
Câu 18: Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra
A. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.
B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
D. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
Câu 19: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là
A. khoảng thuận lợi. B. khoảng gây chết.
C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch?
A. Than đá có vết lá dương xỉ
B. Dấu chân khủng long trên than bùn
C. Mũi tên đồng, trống đồng Đông sơn
D. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm
Câu 21: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì:
A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST
B. quần thể cây 4n là quần thể cây tứ bội
C. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ
D. quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n
Câu 22: Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?
A. cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.
B. được chia thành 2 kỉ, trong đó loaì người xuất hiện vào kỉ đệ tứ
C. phân hoá các lớp chim, thú, côn trùng.
D. ở kỉ đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế.
Câu 23: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành các giai đoạn lần lượt là:
A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học
B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học - tiến hoá tiền sinh học
D. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học
Câu 24: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống của môi trường.
B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
C. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường
D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.
Câu 25: Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
A. gôrila B. tinh tinh C. vượn D. đười ươi
Câu 26: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.
B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
C. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
Câu 27: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:
A. tuổi trung bình. B. tuổi quần thể. C. tuổi sinh lí. D. tuổi sinh thái.
Câu 28: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A. có sức sống giảm dần. B. có sức sống trung bình.
C. thực hiện chức năng sống tốt nhất D. chết hàng loạt.
Câu 29: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau
A. có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi.
B. có giới hạn sinh thái giống nhau.
C. lúc thì có giới hạn sinh thái khác nhau, lúc thì có giới hạn sinh thái giống nhau.
D. có giới hạn sinh thái khác nhau.
Câu 30: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình
A. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
B. đào thải những biến dị bất lợi.
C. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
D. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
Câu 31: Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đó là dạng cách li
A. cách li cơ học B. cách li nơi ở
C. cách li sau hợp tử D. cách li tập tính
Câu 32: Dấu hiệu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là
A. chúng không cùng môi trường. B. chúng sinh ra con hữu thụ.
C. chúng có hình thái khác nhau. D. chúng cách li sinh sản với nhau.
Câu 33: Trong quá trình hình thành loài người, người đứng thẳng đầu tiên là:
A. Nêanđectan B. Homo habilis
C. Ôxtralôpitec D. Homo erectus
Câu 34: Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là
A. cambri => silua => cacbon => đêvôn => pecmi => ocđôvic
B. cambri => silua => đêvôn => pecmi => cacbon => ocđôvic
C. cambri => ocđôvic => silua => đêvôn => cacbon => pecmi
D. cambri => silua => pecmi => cacbon => đêvôn => ocđôvic
Câu 35: Có các loại môi trường phổ biến là:
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
D. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
Câu 36: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:
A. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
B. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.
C. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.
D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.
Câu 37: Cách li trước hợp tử là
A. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
B. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.
C. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
D. trở ngại ngăn cản con lai phát triển.
Câu 38: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại
A. alen lặn. B. alen trội. C. thể đồng hợp. D. thể dị hợp.
Câu 39: Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất
A. NH3 B. N2 C. O2 D. H2
Câu 40: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cây trong vườn B. Cây cỏ ven bờ
C. Đàn cá rô trong ao. D. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
Đáp án đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12
1. B 2. D 3. D 4. B 5. B 6. B 7. D 8. A 9. A 10. A | 11. B 12. A 13. A 14. D 15. C 16. C 17. C 18. D 19. D 20. C | 21. C 22. D 23. A 24. B 25. B 26. B 27. C 28. C 29. D 30. A | 31. A 32. D 33. D 34. C 35. A 36. A 37. B 38. B 39. C 40. C |