Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 Sử 9 năm 2024 có đáp án - Đề 2

Mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra học kì 2 lớp 9 môn Lịch sử - Đề 2 có đầy đủ đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Ma trận đề thi học kì 2 Sử 9

Chủ đề/bài

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chương V. Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

Biết được một vài nét về tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng 8 – 1945.

Biết được diễn biến, kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Hiểu được nguyên nhân Pháp thực hiện kế hoạch Na - va

nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp?

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

1

2

20%

1

0,5

5%

1

2

20%

5

5.5

55%

Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 – 1973)

Biết được các sự kiện quan trọng trong những năm 1965 – 1973.

Hiểu được sự thất bại của Mĩ ở Việt Nam và Đông Dương

So sánh Chiến tranh đặc biệt ( 1961 -1965) và Chiến tranh cục bộ (1965 -1968)

Liên hệ bản thân học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì hòa bình

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

1

0,5

5%

1

2

20%

1

1

10%

5

4.5

45%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tổng tỉ lệ %

4

2

20%

1

2

20%

2

1

10%

1

2

20%

1

2

20%

1

1

10%

10

10

100%

Đề thi Sử học kì 2 lớp 9

ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2022 – 2023

MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9

Thời gian làm bài: 45’

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm). Khoanh tròn đáp án đúng

Câu 1: Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám-1945?

A. Nạn đói, nạn dốt.

B. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến.

C. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ.

D. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh.

Câu 2: Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta diễn ra vào ngày tháng năm nào?

A. 5/1/1946.

B. 6/1/1946.

C. 7/1/1946.

D. 8/1/1946.

Câu 3: Chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968) được tiến hành bằng lực lượng:

A. quân đội Mĩ và quân đồng minh.

B. quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.

C. quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.

D. quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.

Câu 4: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí chính thức vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 22-1-1973.

B. Ngày 23-1-1973.

C. Ngày 24-1-1973.

D. Ngày 27-1-1973.

Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân chính dẫn đến phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam?

A. Mĩ thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

B. Chính quyền Ngô Đình Diệm bóc lột nhân dân ta.

C. Mĩ thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

D. Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “Tố cộng” “Diệt cộng”, ban hành đạo luật 10/59.

Câu 6: Trong các sự kiện sau đây sự kiện nào buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari?

A. Điện Biên Phủ trên không.

B. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964.

C. Chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

D. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy trình bày diễn biến, kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp?

Câu 3 (2 điểm): So sánh sự giống và khác nhau của “Chiến tranh đặc biệt” (1961 -1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965 -1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

Câu 4 (1 điểm): Qua giai đoạn lịch sử từ năm 1945-1975. Là học sinh em sẽ làm gì để kế thừa truyền thống yêu nước, đánh giặc giữ nước của ông cha ta?

---------------------------HẾT------------------------

Đáp án đề thi học kì 2 Sử 9

Câu

Nội dung

Điểm

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

(3 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

D

B

D

D

D

A

3

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1

(2 điểm)

- Chiến dịch ĐBP diễn ra làm 3 đợt :

+ Đợt 1 (13 đến 17/3/1954) quân ta đánh phân khu phía Bắc Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo và giành thắng lợi.

+ Đợt 2 (30/3 đến 26/4) quân ta tấn công các cứ điểm ở phân khu Trung tâm A1, C1, D1. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt.

+ Đợt 3 (1/5 đến 7/5) quân ta tổng công kích và giành thắng lợi.

- Kết quả: Tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, thu và phá huỷ toàn bộ phương tiện chiến tranh, bắn rơi 62 máy bay.

2

Câu 2

(2 điểm)

Ý nghĩa lịch sử

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN

- Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, làm tan rã hệ thống thuộc địa cũ; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Nguyên nhân thắng lợi

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng; đường lối chính trị, quân sự đúng đắn

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng mở rộng, có hậu phương vững chắc

- Có tình đoàn kết liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào, được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ khác

2

Câu 3

(2 điểm)

Sự giống và khác nhau của “Chiến tranh đặc biệt” (1961 -1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965 -1968):

+ Điểm giống nhau:

- Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mĩ, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

- Đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam.

+ Điểm khác nhau:

- Về qui mô chiến tranh: “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, còn “chiến tranh cục bộ” mở rộng cả hai miền Nam - Bắc.

- Về tính chất ác liệt: “Chiến tranh cục bộ” ác liệt hơn, thể hiện ở mục tiêu, lực lượng tham chiến, vũ khí, hỏa lực, phương tiện chiến tranh.

+ “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh nhằm thực hiện mưu đồ dùng người Việt đánh người Việt. Mở nhiều cuộc hành quân càn quét, chống phá cách mạng, bình định miền Nam, xây dựng hệ thống “ấp chiến lược”.

+ Về “Chiến tranh cục bộ” chúng vừa tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, bình định miền Nam. Đánh phá miền Bắc. Lực lượng tham chiến gồm Mĩ, chư hầu, ngụy. Trong đó Mĩ giữ vai trò chính. Chúng sử dụng vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, mở nhiều chiến dịch “tìm diệt’ và “bình định”.

2

Câu 4

(1 điểm)

Gợi ý chấm:

- Chăm chỉ học tập.

- Có những hành động cụ thể đền ơn đáp nghĩa.

- Quan hệ hữu nghị với thanh thiếu niên thế giới.

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.

1

Trên đây là Đề thi học kì 2 Sử 9 - Đề 2. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 9 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 9 trên VnDoc tổng hợp đề thi của tất cả các môn, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 571
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Lịch Sử

    Xem thêm