Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 11

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016. Đề thi gồm 7 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 120 phút. Phần đáp án đã được cập nhật đầy đủ. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên năm học 2013 - 2014

Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Thái Nguyên năm 2011 - 2012

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 năm học 2013 - 2014 tỉnh Quảng Bình (Vòng 2)

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: SINH HỌC LỚP 11
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1 (2,0 điểm): Phân loại các hiện tượng sau vào các dạng tập tính của động vật:

1. Hổ cắn vào cổ con mồi.
2. Hươu đực quệt dịch ở tuyến nằm cạnh mắt vào cành cây.
3. Cá định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng chảy để di chuyển.
4. Chim tú hú đẻ trứng vào tổ của loài chim khác.
5. Báo tiểu đánh dấu trên đường.
6. Trong đàn gà con đầu đàn có thể mổ bất kỳ con nào trong đàn.
7. Ong đực lao động cần mẫn để phục vụ cho sinh sản của ong chúa và chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ tổ.
8. Nhện giăng tơ.

Câu 2: (2,0 điểm)

  • Tại sao ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh?
  • Tại sao ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được?

Câu 3 (2,0 điểm)

a. Cho biết các hiện tượng sau đây liên quan đến những hoocmon nào?

Hiện tượng

Hoocmon

Các mô và cơ quan cũ của sâu biến mất, các mô và cơ quan cũ được hình thành

Nòng nọc nhanh chóng biến thành ếch nhái con bé tí tẹo

Người trưởng thành cao 120 cm, người cân đối

Quá trình biến đổi sâu thành nhộng bị ức chế

Bệnh nhân bị lồi mắt, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, hồi hộp, lo lắng, khó ngủ

Gà trống không phát triển bình thường: Mào nhỏ, cựa không phát triển, không biết gáy, mất bản năng sinh dục.

b. Hoocmon ở thực vật có đặc điểm gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng, hãy cho biết nồng độ hoocmon tuyến yên trong máu biến động như thế nào? Chu kỳ kinh nguyệt và xương bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích?

Câu 5: (1,0 điểm)

a. Nhịp tim là gì? Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể?

b. Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?

Câu 6 (1,0 điểm): Xét các nhóm động vật sau: Chim, lưỡng cư, sâu bọ, cá, bò sát.

a. Hãy sắp xếp các nhóm loài trên theo chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn và chỉ ra đặc điểm tiến hóa của từng nhóm loài trên về hệ tuần hoàn?

b. Trong các nhóm loài trên, chức năng của hệ tuần hoàn ở nhóm loài nào có sự khác biệt với các nhóm loài còn lại? Sự khác biệt đó là gì?

Câu 7 (1,0 điểm): Nhịp tim của ếch trung bình 60 lần/phút. Trong một chu kỳ tim, tỉ lệ của các pha tương ứng là 1 : 3 : 4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN SINH HỌC LỚP 11

Câu 1: (2,0 điểm) – Mỗi ý 0,25 điểm

1, 8: Tập tính kiếm ăn
2, 5: Tập tính bảo vệ lãnh thổ
3: Tập tính di cư
4: Tập tính sinh sản
6. Tập tính thứ bậc
7. Tập tính vị tha

Câu 2: (2,0 điểm) - Mỗi ý 1,0 điểm.

  • Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch có cấu trúc khá đơn giản, số lượng tế bào thần kinh ít nên khả năng học tập thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập.
  • Ở động vật có hệ thần kinh phát triển → Rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Hơn nữa tuổi thọ thường dài đặc biệt trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện → Hoàn thiện các tập tính phức tạp để thích ứng với các điều kiện sống luôn thay đổi.

Câu 3: (2,0 điểm)

a. Mỗi ý 0,25 điểm.

Hiện tượng

Hoocmon

Các mô và cơ quan cũ của sâu biến mất, các mô và cơ quan cũ được hình thành

Ecdixon

Nòng nọc nhanh chóng biến thành ếch nhái con bé tí tẹo

Tiroxin

Người trưởng thành cao 120 cm, người cân đối

Hoocmon sinh trưởng

Quá trình biến đổi sâu thành nhộng bị ức chế

Juvennil

Bệnh nhân bị lồi mắt, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, hồi hộp, lo lắng, khó ngủ

Tiroxin

Gà trống không phát triển bình thường: Mào nhỏ, cựa không phát triển, không biết gáy, mất bản năng sinh dục.

Testosteron

b. Hoocmon ở thực vật có đặc điểm: (0,5 điểm)

  • Tạo ở một nơi nhưng gây phản ứng ở nơi khác. Chúng được vận chuyển trong cây theo mạch gỗ và mạch rây.
  • Có hoạt tính sinh học mạnh, với hàm lượng nhỏ nhưng gây ra những biến đổi sâu sắc
  • Có tính chuyên hóa thấp hơn so với hoocmon động vật bậc cao

Câu 4 (1,0 điểm)

  • Nồng độ FSH và LH tăng lên vì tuyến yên và vùng dưới đồi không bị ức chế ngược bởi estrogen và progesteron.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra vì chu kỳ kinh nguyệt xảy ra là do estrogen và progesteron trong buồng trứng tiết ra gây phát triển và bong lớp niêm mạc tử cung kém máu theo chu kỳ.
  • Xương xốp dễ gãy (bệnh loãng xương) nguyên nhân là do thiếu estrogen nên giảm lắng đọng canxi vào xương.

Câu 5: (1,0 điểm)

a. Nhịp tim là số chu kỳ tim trong 1 phút.

b. Động vật có khối lượng càng nhỏ thì tim đập càng nhanh và ngược lại

c. Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn → Nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều → Bù lại lượng nhiệt đã mất các quá trình chuyển hóa vận chuyển tăng lên → Tim đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Câu 6: (1,0 điểm) - mỗi ý 0,5 điểm

a. Trình tự tiến hóa: Sâu bọ: Hệ tuần hoàn hở → Cá: Hệ tuần hoàn kín, 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn, máu pha nhiều → Lưỡng cư: Hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, máu pha nhiều → Bò sát: Hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn có vách hụt, máu pha ít → Chim: Hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, máu không pha.

b. Trong các nhóm loài trên chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ có sự khác biệt so với các loài khác đó là máu không có chức năng vận chuyển các chất khí

Câu 7: (1,0 điểm)

  • Thời gian của một chu kỳ tim: 60 giây: 60 lần = 1 giây.
  • Pha co tâm nhĩ: 1: 8 = 0.125 giây.
  • Pha co tâm thất: 0.125 x 3 = 0.375 giây.
  • Pha dãn chung: 0.125 x 4 = 0.5 giây.
  • Thời gian nghỉ ngơi của tâm nhĩ là: 1 - 0.125 = 0.875 giây.
  • Thời gian nghỉ ngơi của tâm thất là: 1 - 0.375 = 0.625 giây.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 11

    Xem thêm