Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10 trường THPT Trại Cau, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10 trường THPT Trại Cau, Thái Nguyên năm học 2015 - 2016 là đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa lý lớp 10, có đáp án đi kèm. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn thi học sinh giỏi đạt kết quả tốt. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi chọn HSG môn Địa lý lớp 10 trường THPT chuyên Thái Nguyên năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh năm học 2014 - 2015

SỞ GD VÀ ĐT THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG PTTH TRẠI CAU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÌ THI CHỌN LỌC HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2015-2016

ĐỀ THI - Môn: Địa lí – Lớp: 10

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (5 điểm):

a. Hãy xác định vào các ngày 5/4 Mặt trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào? Tính góc nhập xạ của các địa điểm sau vào ngày 5/4:

Địa điểm

Huế

Đà Nẵng

Tp.Hồ Chí Minh

Vũng Tàu

Cần Thơ

Kép-tao

Vĩ độ

16026’ B

16002’B

10047’B

10035’B

10002’B

33056’N

b. Vì sao các vật thể chuyển động trên Trái đất đều bị lệch hướng?

Câu 2 (6 điểm): Cho bảng số liệu.

(Đơn vị: triệu người)

Năm

Tổng số dân

Số trẻ em được sinh ra

Số người chết

1960

30,2

1,407

0,362

1976

49,2

1,943

0,369

1999

76,3

1,518

0,427

2005

83,1

1,545

0,440

2011

87,8

1,457

0,606

a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta trong thời kì 1960-2011.

b. Nhận xét và giải thích.

Câu 3 (5 điểm):

a. Em hãy trình bày ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển và phân bố sinh vật. Chứng minh thảm thực vật có sự phân bố theo vĩ độ và độ cao.

b. Phân tích tác động của địa hình và khí hậu dến chế độ nước sông trên thế giới.

Câu 4 (4 điểm):

Tính độ cao của đỉnh núi A và nhiệt độ tại độ cao 200m của sườn đón gió biết rằng nhiệt độ tại đỉnh núi là 80C, nhiệt độ chênh lệch giữa chân núi và đỉnh núi là 180C.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 10

Câu 1 (5 điểm):

a.

Địa điểm

Huế

Đà Nẵng

Tp.Hồ Chí Minh

Vũng Tàu

Cần Thơ

Kép-tao

Vĩ độ

16026B

16002B

10047B

10035B

10002B

33056N

Góc nhập xạ

77021

77045

830

83012

83045

52017

b. Khi quay quanh trục Trái đất, ở các vĩ độ khác nhau trừ 2 cực có vận tốc dài khác nhau hướng chuyển động từ tây sang đông vì vậy các vật thể chuyển động đều bị lệch hướng so với vị trí ban đầu, do lực criolit bán cầu bắc vật lệch về bên phải, bán cầu nam bị lệch bên trái theo hướng chuyển động, lực này làm ảnh hưởng tới sự hoạt động của dòng biển, dòng sông, đường đạn bay.

Câu 2 (6 điểm)

a.

Năm

Tổng số dân (triệu người)

Tỉ suất sinh thô (phần nghìn)

Tỉ suất tử thô (phần nghìn)

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)

1960

30,2

46,6

12

3,46

1976

49,2

39,5

7,5

3,20

1999

76,3

19,9

5,6

1,43

2005

83,1

18,6

5,3

1,33

2011

87,8

16,6

6,9

0,97

  • Vẽ biểu đồ kết hợp.
  • Yêu cầu chính xác, sai trừ 0,25 điểm

Nhận xét và giải thích:

  • Quy mô dân số liên tục tăng (dẫn chứng)
  • Tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm (dẫn chứng)
  • Vậy quy mô dân số nước ta vẫn còn tăng nhanh mặc dù tỉ xuất gia tăng dân số tự nhiên đã giảm: do sinh bù sau chiến tranh nhiều, quy mô dân số quá đông, gia tăng dân số giảm là do: kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ người già ngày càng lớn khiến tỉ suất tử thô tăng.

Câu 3 (5 điểm):

a. Khí hậu là nhân tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật thông qua các yếu tố: Nhiệt độ, nước, độ ẩm, ánh sáng...

  • Nhiệt độ: nơi nào có nhiệt độ thích hợp sinh vật phát triển nhanh hơn.
  • Nước và độ ẩm: nhiệt cao, độ ẩm lớn sinh vật phát triển tốt và ngược lại.
  • Ánh sáng: quyết định đến quang hợp của cây xanh.
    • Sự phân bố thảm thực vật theo vĩ độ:

Kiểu khí hậu

Kiểu thảm tự vật chủ yếu

Cận cực lục địa

Đài nguyên

Ôn đới lạnh

Rừng lá kim

Ôn đới hải dương

Rừng lá rộng

Ôn đới lục địa

Thảo nguyên

Cận nhiệt gió mùa

Cận nhiệt ẩm

Cận nhiệt địa trung hải

Cây bụi lá cứng cận nhiệt

Cận nhiệt lục địa

Bán hoang mac, hoang mạc

Nhiệt đới lục địa

Xavan

Nhiệt đới gió mùa

Nhiệt đới ẩm

Xích đạo

Xích đạo

    • Sự phân bố của sinh vật theo độ cao: theo dãy capca.

b. - Địa hình: Miền núi do địa hình dốc nước sông chảy nhanh hơn.

  • Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
  • Đồng bằng nước sông chẩy chậm, khu vực có nhiều hồ đầm chế độ nước sồn điều hòa hơn.

- Khí hậu:

  • Nơi khí hậu nóng và vung ôn đới có địa hinh thấp chế độ nước sông phụ thuộc vào lượng mưa, có hai mùa mùa lũ và mùa cạn tương ứng là mùa mưa và mùa khô.
  • Miền ôn đới lạnh núi cao, nước sông chủ yếu do băng tuyết tan cung cấp, mùa xuân băng tuyết tan nên mùa xuân là mùa lũ.

Câu 4 (4 điểm):

Độ cao của đỉnh núi A là: (180C : 0,60C) x 100m = 3.000m

Nhiệt độ tại độ cao 200m là: theo quy luật đai cao tại sườn đón gió xuống 100m nhiệt độ tăng 0,60C là 24,80C

80C + {(3000m - 200m) x 0,60C : 100m} = 24,80C

Đánh giá bài viết
3 2.659
Sắp xếp theo

    Thi học sinh giỏi lớp 10

    Xem thêm