Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 2
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9
Kì thi học sinh giỏi là kì thi quan trọng đối với mỗi học sinh. Dưới đây là: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 2 giúp các em kiểm tra lại kiến thức của mình và có thêm tài liệu chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 1
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Đoan Hùng, Phú Thọ năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm học 2016 - 2017
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – VÒNG 2 NĂM HỌC: 2016 - 2017 Môn: Địa Lý Thời gian làm bài 150 phút |
Câu 1 (2.0 điểm)
- Vẽ hình thể hiện sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.
- Giải thích nguyên nhân thay đổi khí áp trên Trái Đất.
Câu 2 (2.0 điểm)
Trình bày đặc điểm vị trí địa lý của nước ta, giải thích tại sao thiên nhiên nước ta khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi?
Câu 3 (1.0 điểm)
Trình bày những thế mạnh, hạn chế của nguồn lao động nước ta.
Câu 4 (3.0 điểm) Cho bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của nước ta.
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Ngành Năm | Tổng số | Nông - Lâm - Ngư nghiệp | Công nghiệp - Xây dựng | Dịch vụ |
2000 | 441,7 | 108,4 | 162,2 | 171,1 |
2015 | 2.545,9 | 462,5 | 982,4 | 1.101,2 |
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015
- Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2015.
- Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo ngành kinh tế từ năm 2000 - 2015 ở nước ta.
Câu 5 (2,0 điểm)
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.
---------Hết---------
(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm bài)
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9
Câu 1.
1. Vẽ hình thể hiện sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.
- Vẽ chính xác, có tên, chú thích đầy đủ sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
Chú thích: C: áp cao
T: áp thấp
(hoặc ghi tên đai khí áp trên hình vẽ)
2. Giải thích nguyên nhân thay đổi khí áp trên Trái Đất
- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng nên sức nén giảm, khí áp giảm.
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ:
- Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm. (Hoặc ở xích đạo (00) nhiệt độ cao không khí nóng nở ra bốc lên cao sức ép không khí nhẹ, khí áp giảm)
- Nhiệt độ giảm làm không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng. (Hoặc 2 cực nhiệt độ không khí thấp (lạnh) không khí co lại, sức ép lớn khí áp tăng).
- Thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô, vì thế không khí nhiều hơi nước khí áp giảm. Nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên nhiều làm khí áp giảm.
Câu 2
1. Đặc điểm vị trí địa lý của nước ta
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Tọa độ địa lý: cực Bắc: 23023'B (Lũng Cú - Đồng Văn - Hà Giang).
- Cực Nam: 8034'B, (Đất Mũi - Ngọc Hiển - Cà Mau); cực Đông: 109024'Đ, (Vạn Thạnh - Vạn Ninh - Khánh Hòa); cực Tây: 102009'Đ, (Sín Thầu - Mường Nhé - Điện Biên). Vậy nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở Bắc Bán Cầu.
- Ngoài khơi các đảo của nước ta còn kéo dài đến khoảng vĩ độ 6050'B và từ 1010Đ đến khoảng 117020'Đ trên Biển Đông.
2. Giải thích tại sao thiên nhiên nước ta khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi?
- Vị trí địa lý nước ta quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta luôn chịu tác động bởi các loại gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt.
- Tác động của các khối khí khi di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông.
- Nguồn dự trữ nhiệt, ẩm dồi dào đã làm cho thiên nhiên nước ta giàu sức sống, thảm thực vật bốn mùa xanh tốt khác hẳn với một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi.
Câu 3. Trình bày những thế mạnh, hạn chế của nguồn lao động nước ta.
- Thế mạnh:
- Nguồn lao động dồi dào, gia tăng nhanh, mỗi năm trung bình tăng khoảng 1 triệu lao động.
- Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất, có khả năng ứng dụng nhanh khoa học kỹ thuật.
- Chất lượng lao động ngày càng tăng lên.
- Hạn chế: thể lực và trình độ chuyên môn còn thấp (hoặc tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ lớn); ý thức kỷ luật lao động của một bộ phận lao động chưa cao...
Câu 4.
1. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2015
- Xử lý số liệu (%)
Bảng số liệu thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của nước ta (Đơn vị: %)
Ngành Năm | Tổng số | Nông - Lâm - Ngư nghiệp | Công nghiệp - Xây dựng | Dịch vụ |
2000 | 100 | 24,6 | 36,7 | 38,7 |
2015 | 100 | 18,2 | 38,6 | 43,2 |
- Vẽ hai biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau, R năm 2015 > 2000. Có tên biểu đồ, chú giải, số liệu...
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo ngành kinh tế từ năm 2000 – 2015 ở nước ta.
- Nhận xét:
- Quy mô tổng sản phẩm trong nước theo ngành kinh tế tăng nhanh, tăng 2.104,2 nghìn tỉ đồng gấp hơn 5,7 lần.
- Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành có sự thay đổi khá mạnh: các ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm 6,4%; các ngành công nghiệp – xây dựng tăng chậm 1,9%, dịch vụ tăng 4,5%.
- Giải thích: Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2015 có sự thay đổi về quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành kinh tế là do đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, kinh tế ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 5
Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.
- Thuận lợi:
- Vị trí địa lý, lãnh thổ kéo dài, tất cả các tỉnh đều giáp biển phía đông, phía tây giáp Lào, là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam, là cửa ngõ thông ra biển của Lào và các nước tiểu vùng sông Mê - Kông, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.
- Tài nguyên đất, có đất cát pha, feralit...thuận lợi phát triển các cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, đồng cỏ chăn nuôi...
- Tài nguyên khoáng sản có một số loại giá trị cao như: sắt, thiếc, crôm, vật liệu xây dựng...để phát triển công nghiệp.
- Rừng có diện tích khá lớn khoảng 2,5 triệu ha, có nhiều gỗ, lâm sản có giá trị.
- Các sông có trữ năng thủy điện khá lớn: hệ thống sông Cả, sông Mã...
- Bờ biển dài, nhiều đầm phá, có nhiều bãi tôm bãi cá, bãi tắm, đảo... tạo thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển...
- Khó khăn:
- Mùa hạ hiện tượng gió phơn thổi mạnh, thời tiết nóng khô...
- Các hiện tượng thời tiết thất thường như hạn hán, bão, lũ lụt, triều cường gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt...