Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 trường THCS Thanh Cao, Thanh Oai năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm học 2015 - 2016 THCS Thanh Cao, Thanh Oai là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Địa lý lớp 9 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề học sinh giỏi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2015 - 2016 THCS Liên Châu, Hà Nội

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 huyện Thanh Oai năm 2015 - 2016

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH CAO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (3 điểm)

Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ ngày 20/11/2015 đến Luân Đôn sau 12 giờ bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ ngày nào tại các địa điểm sau: Tokyo kinh độ 135oĐ; Niu Đê-li kinh độ 750oĐ, Xít-ni kinh độ 150oĐ, Oa-sinh-tơn kinh độ 75oT, Lốt An-giơ-let kinh độ 120oT.

Câu 2: (3 điểm) Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

a, Nêu ý nghĩa kinh tế của sông ngòi Việt Nam.

b, Chứng minh rằng: các nhân tố địa hình, khí hậu đã tạo nên đặc điểm sông ngòi nước ta.

Câu 3: (4 điểm) Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh gì? Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? Nêu biện pháp giải quyết?

Câu 4: (5 điểm) Dựa vào số liệu sau:

1990199519982000200220052007
Nông - Lâm - Ngư nghiệp38,727,225,824,523,021,020,3
Công nghiệp - Xây dựng22,728,832,536,738,541,041,5
Dịch vụ38,644,041,738,838,538,038,2

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cầu thu nhập của nước ta thời kỳ 1990 – 2002. Nêu nhận xét và giải thích.

Câu 5 (5 điểm) Cho bảng số liệu:

Diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2006

(Đơn vị: nghìn ha)

VùngTrung du và miền núi Bắc BộTây Nguyên
Diện tích cây công nghiệp lâu năm19634,4
Trong đó
Cà phê3,3445,4
Chè8,027,0
Cao su109,4
Cây khác7,752,5

a, Hãy so sánh sự giống và khác khau về quy mô, cơ cấu diện tích cây công nghiệp của hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm trên.

b, Giải thích sự giống và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng.

(Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí)

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Câu 1:

  • Sân bay Tân Sơn Nhất (VN): múi giờ thứ 7 (0,25đ)
  • Luân Đôn múi giờ gốc: 0 (0,25đ)
  • Sau 12 giờ máy bay hạ cánh khi đó ở Việt Nam là 6 + 12 = 18 giờ, ngày 20/11/2015, khí đó Luân Đôn là: 18 – 7 = 11 giờ ngày 20/11/2015 (0,5đ)
Luân ĐônTokyoNiu-đê-liXít-niOa-sinh-tơnLốt An-giơ-let
Múi giờ095101916
Giờ1120162163
Ngày20/11/201520/11/201520/11/201520/11/201520/11/201520/11/2015

Câu 2:

a. Ý nghĩa kinh tế của sông ngòi Việt Nam:

  • Phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp
  • Cung cấp nước cho sản xuất công ngiệp, thủy năng cho ngành thủy điện. (0,5đ)
  • Phục vụ giao thông đường thủy nội địa. (0,5đ)
  • Cung cấp nước cho sinh hoạt

b) * Các nhân tố địa hình, khí hậu đã tạo nên đặc điểm sông ngòi nước ta: (1,0đ)

Địa hình:

  • Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính TB – ĐN và vòng cung (sông Hồng, sông Đà, Sông Mã, sông Gâm.....)
  • Sông ngòi chảy ở vùng đồng bằng lòng sông rộng, dòng sông uốn khúc quanh co.
  • Duyên hải miền Trung địa hình hẹp ngang, song ngòi ngắn và dốc.

* Khí hậu: (1,0đ)

  • Khí hậu nhiệt đới ẩm tạo cho nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
  • Sông ngòi có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
  • Mưa nhiều, mưa tập trung theo mùa, địa hình dốc, xói mòn rửa trôi mạnh làm cho sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.

Câu 3:

* Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh gì:

  • Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân). (0,25đ)
  • Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động. (0,25đ)
  • Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. (0,25đ)
  • Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế.( 0,25đ)

* Việc làm làm vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay:

  • Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay: nguồn lao động nước ta dồi dào mỗi năm tăng 1 triệu lao động trong khí nền kinh tế chưa phát triển (0,75đ)
  • Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt thể hiện năm 2003: (025đ)
    • Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6%
    • Tỉ lệ thời gian làm việc ở nông thôn là 77,7%

* Hướng giải quyết:

Hướng chung: (1,0đ)

  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. Chuyển từ đồng bằng sông Hồng, duyên hảI miền Trung đến Tây Bắc và Tây Nguyên.
  • Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
  • Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hoạt động dạy nghề.
  • Lập các trung tâm giới thiệu việc làm, đẩy mạnh hướng nghiệp ở trường phổ thông.

Xuất khẩu lao động

Nông thôn: (0,25đ)

  • Đẩy mạnh công tác kế hoạch háo gia đình.
  • Đa dạng hoá các loại hình hoạt động kinh tế ở nông thôn.

Thành thị: (0,25đ)

  • Mở rộng các trung tâm công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp mới.
  • Phát triển các hoạt động dịch vụ. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động.

Câu 4:

Vẽ biểu đồ: (2,5đ)

Dạng biểu đồ miền

Yêu cầu:

  • Đẹp, chính xác.
  • Có tên biểu đồ, có chú giải và ghi các số liệu cần thiết.

* Nhận xét:

  • Tỉ trọng khu vực nông – lâm- ngư nghiệp giảm (dẫn chứng) (0,5đ)
  • Tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng tăng nhanh (dẫn chứng) (0,5đ)
  • Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn chưa ổn định (dẫn chứng) (0,5đ)

* Giải thích: Sự tăng, giảm tỉ trọng trong các khu vực kinh tế là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất của đất nước ta và xu thế phát triển chung của thế giới. (1,0đ)

Câu 5:

a/ So sánh:

* Giống nhau:

  • Đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu. (0,5đ)
  • Có cơ cấu cây công nghiệp đa dạng gồm cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt.(0,5đ)

* Khác nhau:

  • Quy mô: Tây Nguyên là vùng chuyên canh quy mô lớn hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ (dẫn chứng) (0,5đ)
  • Cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên đa dạng hơn (dẫn chứng), cà phê là cây công nghiệp quan trọng nhất: Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây công nghiệp cận nhiệt đới, chè là cây công nghiệp quan trọng nhất. (0,5đ)

b/ Giải thích:

Giống nhau:

  • Cả hai vùng đều thuộc miền núi, cao nguyên, đất đai rộng lớn nhưng địa hình khó giữ nước nên không thích hợp để trồng lúa. Đất đai chủ yếu là đất Feralit hoặc đát Badan chỉ thích hợp cho trồng cây công nghiệp. (0,5đ)
  • Dân cư thưa nhưng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trồng cây công nghiệp. (0,5đ)
  • Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên Tây Nguyên cũng trồng được chè giống như ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. (0,5đ)

Khác nhau:

  • Về quy mô: Do Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình bằng phẳng, đất badan màu mỡ,..) cho tổ chức sản xuất với quy mô lớn. Còn Trung du và miền núi Bắc Bộ địa hình chia cắt mạnh, đất dốc khó khăn cho quy hoạch vùng chuyên canh. (0,5đ)
  • Về cơ cấu:
    • Tây Nguyên có đất đỏ Badan thích hợp cho cây cà phê, khí hậu cận nhiệt xích đạo phân hoá theo độ cao địa hình, nên trồng cả cây nhiệt đới và cận nhiệt; (0,5đ)
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp cho cây cận nhiệt đới, đặc biệt là chè (0,5đ)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm