Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Bình năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học lớp 11
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Bình năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm có 7 câu hỏi tự luận trong thời gian làm bài là 180 phút. Phần đáp án đã được VnDoc cập nhật đầy đủ và chính xác để gửi tới các bạn học sinh.
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên:................................. Số báo danh:............................. | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: SINH HỌC (Khóa thi ngày 22 tháng 3 năm 2017) Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề có 02 trang |
Câu 1: (1,5 điểm)
a. Giải thích vì sao tim bơm máu vào động mạch thành từng đợt nhưng máu trong mạch vẫn chảy thành dòng liên tục?
b. Hai nơron cùng loại A và B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào khác nhau. Nơron B có nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào cao hơn so với nơron A. Nếu kích thích hai nơron này với kích thích giống nhau thì độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở hai nơron có giống nhau không? Tại sao?
c. Ở một bệnh nhân, khi tâm thất giãn thì áp lực trong tâm nhĩ trái là 20 mmHg và trong tâm thất trái là 5 mmHg. Giải thích.
Câu 2: (1,0 điểm)
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Ở rễ, việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ là do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
2. Nồng độ khí cacbônic thấp hơn nồng độ ôxi trong mô lá gây ra hiện tượng quang hô hấp ở thực vật C3.
3. Nguyên tố khoáng có vai trò quan trọng quyết định hoạt động cố định đạm ở cây Họ đậu là Bo.
4. Ở cây C4, cấu tạo lục lạp trong tế bào bao bó mạch hoàn toàn giống với lục lạp của tế bào mô giậu.
Câu 3: (2,0 điểm)
a. Đồ thị dưới cho thấy mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng với nồng độ cơ chất.
- Chất B ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? Giải thích.
- Nếu lượng cơ chất A được giữ không đổi còn nồng độ chất B tăng dần. Hãy cho biết tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào? Giải thích.
b. Ở tế bào nhân thực thường thì các chất ở bên ngoài thấm vào nhân phải qua tế bào chất, tuy nhiên ở một số tế bào có thể có sự xâm nhập thẳng của các chất từ môi trường ngoài tế bào vào nhân không thông qua tế bào chất. Hãy giải thích điều này.
Câu 4: (1,5 điểm)
a. Tại sao các virut không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn? Từ quan điểm tiến hóa hãy giải thích vì sao virut ôn hòa lại có ưu thế hơn virut độc?
b. Mỗi vi sinh vật thích hợp với một phạm vi pH nhất định cho sinh trưởng nhưng tại sao nhiều vi sinh vật vẫn có thể tồn tại khi pH môi trường thay đổi tương đối mạnh?
Câu 5: (1,5 điểm)
a. Có hai khóm lúa A và B (cùng 1 giống), khi chín người ta cắt hết bông của khóm A, sau hai tuần người ta thấy ở khóm A, các lá dưới bông vẫn xanh. Còn ở khóm B mặc dù không cắt bông nhưng các lá dưới bông đều vàng hết. Giải thích.
b. Cắt chồi đỉnh của 2 cây hướng dương, sau đó bôi axit indol axetic (AIA) lên vết cắt của một trong hai cây. Sau một thời gian quan sát thấy chỉ một trong hai cây mọc chồi nách. Giải thích hiện tượng trên và nêu ý nghĩa của biện pháp ngắt ngọn trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 6: (1,0 điểm)
Một bệnh nhân mới bị bệnh huyết áp cao (huyết áp tâm thu là 180 mmHg và huyết áp tâm trương là 105 mmHg). Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân đó có một khối u trong thận. Khối u này tiết nhiều renin vào máu. Bệnh nhân này có những thay đổi như thế nào về nồng độ alđôstêron và K+ trong máu, lượng Na+ thải ra theo nước tiểu, thể tích dịch ngoại bào? Giải thích.
Câu 7: (1,5 điểm)
Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản - vùng sinh trưởng - vùng chín đòi hỏi môi trường cung cấp 240 NST đơn. Số NST đơn có trong 1 giao tử tạo ra ở vùng chín gấp 2 lần số tế bào tham gia vào lần phân bào cuối tại vùng sinh sản. Tổng số giao tử tạo ra bằng 1/2048 tổng số kiểu tổ hợp giao tử có thể hình thành của loài. Biết quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo và đột biến.
a. Xác định bộ NST của loài.
b. Xác định giới tính của cá thể trên.
c. Cá thể trên có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau trong quá trình giảm phân ở các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Có 1 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm.
Trường hợp 2: Có 2 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc.
(Biết rằng quá trình phân bào xảy ra bình thường và các NST có cấu trúc hoàn toàn khác nhau)
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11
Câu | Nội dung | Điểm |
1 (1,5) | a. - Do tính đàn hồi của động mạch: Động mạch đàn hồi, dãn rộng ra khi tim co đẩy máu vào động mạch. Động mạch co lại khi tim dãn. - Khi tim co đẩy máu vào động mạch tạo cho động mạch một thế năng. - Khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi động mạch co lại, thế năng của động mạch chuyển thành động năng đẩy máu chảy tiếp. - Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do thành mạch có nhiều sợi đàn hồi hơn | 0,25 0,25 |
b. - Độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở hai nơron khác nhau. - Chênh lệch nồng độ Na+ ở nơron B cao hơn nơron A nên khi bị kích thích Na+ đi vào trong nơron B nhiều hơn làm bên trong trở nên dương hơn vì thế độ lớn của điện hoạt động xuất hiện ở nơron B lớn hơn. | 0,25 0,25 | |
c. - Ở người khỏe mạnh, khi tâm thất giãn, van hai lá mở dẫn đến sự khác biệt rất nhỏ về áp lực giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. - Ở bệnh nhân có sự khác biệt lớn về áp lực giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, điều này cho thấy van hai lá bị hẹp, máu từ phổi dồn về gây tăng áp lực trong tâm nhĩ trái. | 0,25 0,25 | |
2 (1,0) | 1. Sai. Vì: - Việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ là do nội bì của rễ - Lớp nội bì có vòng đai không thấm nước điều chỉnh dòng chảy vào trung trụ 2. Đúng. Vì: - Khi hàm lượng cacbônic thấp thì enzim rubisco thể hiện vai trò là một oxidaza - Khi đó, sự oxi hóa RiDP xảy ra → tạo nguyên liệu hô hấp sáng là axit glycolic 3. Sai. Vì: - Mo có trong thành phần của enzim khử nitrat (nitrat-reductaza) enzim nitrogenaza (cố định nitơ ở nốt sần rễ cây họ Đậu) - Thiếu Mo → nốt sần không phát triển → sinh trưởng cây bị ức chế. 4. Sai. Vì: - Ở cây C4, lục lạp tế bào mô giậu có hệ thống hạt (grana) phát triển để thực hiện pha sáng. - Lục lạp tế bào bao bó mạch có nhiều chất nền để thực hiện chu trình Canvin | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
3 (2,0) | a. - Ảnh hưởng của chất B đến tốc độ phản ứng: Sự có mặt của chất B làm đồ thị biểu hiện tốc độ phản ứng lệch về phía phải, chứng tỏ trong cùng một thời gian phải cần một lượng cơ chất A nhiều hơn so với khi không có mặt chất B ∀ Chất B là chất ức chế cạnh tranh. - Nếu lượng cơ chất A được giữ không đổi còn nồng độ chất B tăng dần thì tốc độ phản ứng giảm dần vì khi đó chất B cạnh tranh với cơ chất A để liên kết vào trung tâm hoạt động của enzim ∀ giảm tốc độ phản ứng. | 0,5 0,5 |
b. - Màng nhân cũng có cấu trúc màng lipoprotein như màng sinh chất, gồm 2 lớp màng: màng ngoài và màng trong; giữa 2 lớp màng là xoang quanh nhân. - Màng ngoài có thể nối với mạng lưới nội chất hình thành 1 hệ thống khe thông với nhau; hệ thống khe này có thể mở ra khoảng gian bào. - Như vậy qua hệ thống khe của tế bào chất có sự liên hệ trực tiếp giữa xoang quanh nhân và môi trường ngoài (TB đại thực bào, ống thận, 1 số TBTV) | 0,5 0,25 0,25 | |
4 (1,5) | a. - Các virut không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn vì: + Cơ chế chọn lọc tự nhiên đã ưu tiên giữ lại các thể đột biến ở vi khuẩn mang các thụ thể không còn được nhận biết bởi 1 loại phagơ nhất định nào đó. + Tế bào chủ có các enzym giới hạn nhận ra được ADN lạ (ADN phagơ) và cắt vụn chúng ra. Bản thân ADN vi khuẩn được methyl hóa theo cách đặc biệt giúp chúng được bảo vệ bởi chính enzym giới hạn của mình. + Do chính hoạt tính của phagơ: nhiều phagơ tồn tại đồng thời với tế bào vi khuẩn trong trạng thái tiềm tan. - Virut ôn hòa có ưu thế hơn virut độc do chúng có khả năng sản sinh hệ gen, phát tán qua các thế hệ tế bào chủ mà lại không làm ảnh hưởng đến trao đổi chất của tế bào chủ. Đồng thời chúng lại có thể chuyển sang chu trình sinh tan khi có cơ hội và tồn tại tiềm ẩn trong tế bào chủ. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
b. - Mặc dù pH của môi trường biến đổi nhưng pH nội bào hầu như không thay đổi vì H+ rất khó thấm qua màng photpholipid của màng sinh chất. - VSV ưa pH trung tính vận chuyển K+ thay cho H+, VSV ưa kiềm vận chuyển Na+ thay cho H+, khiến cho pH nội bào gần như trung tính. Một số VSV tiết ra các chất làm thay đổi pH môi trường. | 0,25 0,25 | |
5 (1,5) | a. - Lá có màu vàng là do Chlorophil bị phân hủy và không được tổng hợp nên trong lá chỉ còn carôtenôit. - Chlorophil được bảo vệ bởi hoocmôn cytokinin, hooc môn cytokinin này được tổng hợp ở rễ rồi đưa lên ngọn và lá có vai trò trẻ hóa, ngăn chặn sự hóa già. - Khi lúa chín cytôkinin được tổng hợp ít → đẩy nhanh quá trình phân giải chlorophyl nên cả bông và lá đều vàng - Khi cắt bông, cytôkinin tập trung vào lá mà không phải đưa lên bông → chậm phân giải chlorophyl → lá lúa vẫn xanh. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
b. - Cây có xử lý axit indol axetic (AIA) không mọc chồi nách do AIA có vai trò duy trì ưu thế đỉnh và ức chế sinh trưởng chồi nách. - Ý nghĩa của biện pháp ngắt ngọn: khi ngắt ngọn mất ưu thế đỉnh, do auxin sinh ra chủ yếu ở đỉnh, cây sẽ mọc nhiều chồi bên cho nhiều hoa quả hay cho nhiều ngọn. | 0,25 0,25 | |
6 (1,0) | - Renin gây tăng hình thành angiotensin II, chất này kích thích vỏ tuyến trên thận tăng tiết aldosteron làm nồng độ chất này tăng. - Aldosteron làm tăng hấp thu Na+ vào máu, làm lượng Na+ thải theo nước tiểu giảm. - Aldosteron làm tăng tiết K+ vào nước tiểu làm K+ trong máu giảm. - Khi Na+ được tái hấp thu qua ống thận vào máu kéo nước vào theo làm huyết áp tăng dẫn đến thể tích dịch ngoại bào tăng. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
7 (1,5) | a. Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, bộ NST của loài là 2n (x, n nguyên dương) Ta có: (2x -1)2n + 2x.2n = 240 (1) Mặt khác theo bài ra ta có: n = 2.2x-1 (2) Từ (1) và (2) → x=3, n = 8 Vậy bộ NST của loài là: 2n = 16 | 0,5 |
b. Số tế bào sinh dục chín là : 2x = 23 = 8 tế bào Số giao tử được tạo ra = 1/2048.22n = 1/2048.216 = 32 giao tử Vậy số giao tử do 1 tế bào sinh dục chín giảm phân tạo ra là 32/8 = 4 giao tử Vậy cá thể trên là cá thể đực | 0,5 | |
c. TH1: - 1 cặp NST trao đổi chéo tại 1 điểm cho 4 loại giao tử - 7 cặp NST giảm phân bình thường tạo 27 = 128 loại giao tử Vậy số loại giao tử có thể tạo ra là 4.128 = 512 TH2: - 2 cặp NST trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc tạo 62 = 36 loại giao tử - 6 cặp NST giảm phân bình thường tạo 26 = 64 loại giao tử Vậy số loại giao tử có thể tạo ra là 36.64 = 2304 (Lưu ý: Nếu học sinh giải theo cách khác nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa). | 0,25 0,25 |
-----Hết------