Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 (Vòng 1)

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học lớp 11

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 (Vòng 1). Đề thi gồm 7 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 180 phút. Để thuận tiện hơn cho các bạn trong quá trình đối chiếu kết quả ngay sau khi làm bài xong, chúng tôi đã cập nhật đầy đủ và chính xác đáp án. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi Olympic Sinh học lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2014 - 2015

Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Thái Nguyên năm 2011 - 2012

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Họ và tên:.......................
Số báo danh:..................

KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016
Khóa ngày 23/03/2016
Môn: SINH HỌC
LỚP 11 THPT – VÒNG I
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1,5 điểm)

a. Ngoại độc tố và nội độc tố được tạo ra từ các nhóm vi sinh vật nào? Phân biệt bản chất hoá học, khả năng gây độc, tính bền nhiệt của 2 loại độc tố đó.

b. Nêu các điểm khác nhau trong phản ứng sáng của quang hợp ở vi khuẩn lam và vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía.

Câu 2: (1,5 điểm)

a. Kể tên 3 loại cấu trúc có chứa prôtêin và axit nuclêic ở tế bào động vật? Phân biệt các axit nuclêic có trong ba loại cấu trúc đó.

b. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ sống và phát triển được trong điều kiện không có ôxi phân tử?

Câu 3: (2,0 điểm)

a. Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra qua khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát ra qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao?

b. Có những loại lipit nào tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào? Trình bày cấu trúc và mối quan hệ của các loại lipit đó trong việc ổn định cấu trúc của màng.

Câu 4: (1,0 điểm)

Tiến hành thí nghiệm với các ống nghiệm đã đánh dấu lần lượt theo thứ tự như sau:

  • Ống nghiệm 1: 1ml hồ tinh bột + 1ml thuốc thử iôt.
  • Ống nghiệm 2: 1ml hồ tinh bột + 1ml nước bọt pha loãng 2 - 3 lần + 1ml thuốc thử iôt.
  • Ống nghiệm 3: 1ml hồ tinh bột + 1ml thuốc thử iôt + đun nóng, để nguội.
  • Ống nghiệm 4: 2ml hồ tinh bột + 1ml HCl, đun sôi trong 15 phút, để nguội, trung hòa bằng NaOH (nhờ quỳ tím) + 1ml thuốc thử phêlinh.

Hãy nêu hiện tượng quan sát được ở mỗi ống nghiệm và giải thích.

Câu 5: (1,5 điểm)

Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicôprôtêin màng. Giải thích tại sao chất độc A làm mất chức năng của bộ máy gôngi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.

Câu 6: (1,0 điểm)

Người ta đưa chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá, thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích.

Câu 7: (1,5 điểm)

Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có cơ chất là glucôzơ cho đến khi ở pha log, đem cấy chúng sang các môi trường sau:

  • Môi trường 1: Có cơ chất glucôzơ.
  • Môi trường 2: Có cơ chất mantôzơ.
  • Môi trường 3: Có cơ chất glucôzơ và mantôzơ.

Các môi trường đều trong hệ thống kín. Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli gồm những pha nào trong từng môi trường trên? Giải thích.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH MÔN SINH HỌC LỚP 11

Câu 1

a. 0,75 điểm

  • Ngoại độc tố: Chủ yếu ở nhóm vi khuẩn Gram+.
  • Nội độc tố: Chủ yếu ở nhóm vi khuẩn Gram-.

* Phân biệt

Ngoại độc tố

Nội độc tố

- Các prôtêin hoà tan.

- Độc tính mạnh.

- Không bền nhiệt.

- Tổ hợp các loại lipit, sacarit, polipeptit hoà tan.

- Độc tính yếu.

- Bền nhiệt.

b. Sự khác nhau: 0,75 điểm

Vi khuẩn lam

Vi khuẩn lưu huỳnh

- Nguồn electron là H2O.

- Có tạo ôxi phân tử.

- NADPH được tạo ra trực tiếp từ pha sáng.

- Sắc tố chính là diệp lục a, b hấp thụ tốt các tia có bước sóng ngắn hơn (680 - 700 nm)

- Nguồn electron: H2S, S0, H2, …

- Không tạo ôxi phân tử.

- NADPH không được tạo ra trực tiếp từ pha sáng.

- Sắc tố chính là khuẩn diệp lục (bacteriochlorophyl) a, b hấp thụ tốt các tia có bước sóng dài hơn (775 - 790 nm)

Câu 2

a. 1,0 điểm

  • Đó là ribôxôm (chứa rARN và prôtein), ti thể (chứa ADN vòng và prôtein) và nhân tế bào (chứa ADN và prôtein)
  • Điểm khác nhau:

rARN

ADN ti thể

ADN nhân

Mạch đơn

Mạch kép

Mạch kép

Dạng cuộn xoắn

Dạng vòng

Dạng thẳng

Đơn phân: A, U, G, X

Đơn phân: A, T, G, X

Đơn phân: A, T, G, X

b. Vì: Vi sinh vật đó không có enzim catalaza, superoxit dismutaza, nên không phân giải được H2O2 (là chất gây độc đối với chúng). 0,5 điểm

Câu 3

a. 1,0 điểm

  • Cơ sở vật lý của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng: Các phân tử nước bốc hơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với các phân tử nước bốc hơi từ giữa chậu nước.
  • Như vậy vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó.
  • Rõ ràng là hàng trăm khí khổng trên một milimet vuông lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá và đó là lý do tại sao lượng nước thoát qua khí khổng là chính và với vận tốc lớn.

b. 1,0 điểm

  • Phôtpholipit và colestêrôn
  • Cấu trúc của phôtpholipit: Có cấu trúc gồm hai phân tử axit béo liên kết với một phân tử glixêrôn, vị trí thứ ba của phân tử glixêrôn được liên kết với nhóm phôtphat tích điện âm. Phôtpholipit có tính lưỡng cực: Đầu ancol phức ưa nước, đầu axit béo kị nước.
  • Cấu trúc của colestêrôn: Chứa các nguyên tử kết vòng, đặc trưng là bộ khung cacbon gồm 4 vòng dính nhau.
  • Mối quan hệ:
    • Trong khung lipit, các phân tử colestêrôn sắp xếp xen kẽ vào giữa các phân tử phôtpholipit tạo nên tính ổn định của khung.
    • Tỉ lệ phôtpholipit/colestêrôn cao thì màng mềm dẻo, thấp thì màng bền chắc.

Câu 4

  • Ống nghiệm 1: Có màu xanh đặc trưng. Do dạng amilôzơ của tinh bột có cấu trúc hình xoắn ốc, các phân tử iôt bị giữ lại trong ống tạo thành chất có màu xanh đặc trưng.
  • Ống nghiệm 2: Không chuyển màu. Do tinh bột bị thủy phân hoàn toàn bởi enzim amilaza, không có phản ứng đặc trưng xảy ra với thuốc thử iôt.
  • Ống nghiệm 3: Có màu xanh đặc trưng. Sau khi đun nóng, dung dịch mất màu do các amilôzơ duỗi ra, giải phóng các phân tử iôt. Sau khi để nguội, cấu trúc tinh bột hồi tính, nên dung dịch lại có màu xanh đặc trưng.
  • Ống nghiệm 4: Có màu đỏ gạch. Do tinh bột bị thủy phân thành đường đơn. Trong môi trường kiềm, glucôzơ đã phản ứng với thuốc thử phêlinh (khử Cu2+ thành Cu+).

Câu 5

* Các tế bào trong mô nhận biết nhau tạo thành tập hợp mô là nhờ các glycôprôtêin của màng. Chất độc A làm mất chức năng bộ máy gôngi tác động gây hỏng các glycôprôtêin của màng theo các bước:

  • Phần prôtêin được tổng hợp trên lưới nội chất có hạt được đưa vào bộ máy gôngi.
  • Trong bộ máy gôngi prôtêin được gắn thêm cacbohidrat tạo nên glicôprôtêin.
  • Glicôprôtêin được đưa vào bóng nội bào và chuyển vào màng tạo nên glicôprôtêin của màng.
  • Chất độc A tác động gây hỏng chức năng bộ máy gôngi nên quá trình lắp ráp glycôprôtêin bị hỏng dẫn đến màng thiếu glycôprôtein hoặc glycôprôtêin sai lệnh nên các tế bào không còn nhận biết nhau hỏng tổ chức mô.

Câu 6

  • Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào liên kết với nhau bằng cầu nguyên sinh chất, tế bào chất đang ở trạng thái keo nhớt, tế bào đang nguyên vẹn nên tạo độ cứng nhất định.
  • Thành tế bào ở các tế bào quả chín đã bị phân hủy, pectat canxi ở tế bào quả xanh cũng bị phân hủy.
  • Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào (trong nguyên sinh chất) quả chuối đông thành đá làm tăng thể tích → Tế bào bị vỡ → Khi đá tan tế bào đã vỡ rời nhau ra không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa → Quả chuối sẽ mềm hơn.

Câu 7

  • Môi trường 1: Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn gồm các pha: Pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. Pha tiềm phát không có vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là glucôzơ nên khi chuyển sang môi trường mới, vi khuẩn không phải trải qua giai đoạn thích ứng với cơ chất.
  • Môi trường 2: Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn gồm các pha: pha lag, pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong. Vì đường mantôzơ là cơ chất mới nên vi khuẩn phải trải qua giai đoạn thích ứng, tiết các enzim phân giải cơ chất nên cần phải có pha lag.
  • Môi trường 3: Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn gồm các pha: Pha log (pha lũy thừa), pha lag, pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong.
    • Vi khuẩn sẽ sử dụng cơ chất glucôzơ trước, không có pha lag và sinh trưởng theo pha log.
    • Khi hết glucôzơ thì vi khuẩn chuyển sang môi trường mới là mantôzơ nên phải có sự thích ứng với cơ chất mới và sinh trưởng theo các pha: Pha lag (pha tiềm sinh), pha log (pha lũy thừa), pha cân bằng, pha suy vong.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 11

    Xem thêm