Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm 2016 - 2017 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Sinh học lớp 9 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề học sinh giỏi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 trường THCS Thèn Sin, Tam Đường năm 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2016 - 2017

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌCL 2016 - 2017
Môn: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm)

Câu 1: Tiểu cầu có chức năng là:

A) Vận chuyển O2 và CO2
B) Bảo vệ cơ thể
C) Tham gia vào quá trình đông máu, chống mất máu
D) Vận chuyển chất dinh dưỡng

Câu 2: Đường dẫn khí có chức năng là:

A) Dẫn khí vào và ra;
B) Làm ấm,làm ẩm không khí đi vào và bảo vệ phổi;
C) Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài;
D) Chỉ trao đổi khí ở bên trong cơ thể.

Câu 3: Khi tâm thất trái co nơi máu được bơm tới là:

A) Tâm nhĩ trái; B) Tâm thất phải; C) Động mạch chủ; D) Động mạch phổi.

Câu 4: Quá trình hô hấp gồm:

A) Sự thở; B) Trao đổi khí ở tim; C) Trao đổi khí ở tế bào; D) Trao đổi khí ở phổi.

Câu 5: Sự biến đổi hình thái NST qua chu kì tế bào được thể hiện ở đặc điểm:

A) Nhân đôi và phân chia;
B) Tách rời và phân li;
C) Mức độ đóng xoắn và mức độ duỗi xoắn;
D) Cả A, B, C.

Câu 6: Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự lớn lên của cơ thể là:

A) Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
B) Phân chia đồng đều nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
C) Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
D) Thay thế các tế bào già của cơ thể thường xuyên bị chết đi.

Câu 7: Giảm phân diễn ra ở tế bào của cơ quan nào trong cơ thể?

A) Cơ quan sinh dưỡng;
B) Cơ quan sinh dục.
C) Cơ quan sinh dưỡng hoặc cơ quan sinh dục;
D) Cả cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh dục.

Câu 8: Đặc điểm cơ bản về cách sắp xếp NST ở kì giữa của lần phân bào 2 là:

A) Các NST kép xếp 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc .
B) NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C) Các cặp NST đơn 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của tơ vô sắc .
D) Cả A, B, C.

Câu 9: Chức năng của tARN là:

A) Truyền thông tin từ ADN tới riboxom;
B) Vận chuyển a xít amin tới riboxom
C) Tham gia cấu tạo nên riboxom,nơi tổng hợp protein;
D) Cả A, B, C

Câu 10: Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là:

A) Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
B) Một bazơ lớn bù cho 1 bazơ bé.
C) Sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit
D) Bán bảo toàn

Câu 11: Một gen có chiều dài 10200 Ao, số lượng nuclêôtít A chiếm 20%, số lượng liên kết hiđrô có trong gen là:

A) 7200 B) 3900 C) 600 D) 7800

Câu 12: Chức năng của NST là:

A) Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền;
B) Phân chia các bào quan
C) Điều hòa tổng hợp protein;
D) Cả A, B, C

Câu 13: Ở những loài sinh sản hữu tính, sự ổn định bộ NST qua các thế hệ tế bào trong mỗi cơ thể là nhờ cơ chế:

A) Nguyên phân.
B) Giảm phân.
C) Giảm phân, thụ tinh và nguyên phân.
D) Giảm phân và nguyên phân.

Câu 14: Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kỳ đầu của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng:

A) 4 B) 8 C) 14 D) 16

Câu 15: Một tế bào người (2n = 46) đang ở kỳ giữa của giảm phân lần 1. Số NST trong tế bào đó bằng:

A) 23 B) 46 C) 92 D) 69

Câu 16: Tẩm consixin lên đỉnh sinh trưởng của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa rồi để các tế bào ở đỉnh sinh trưởng tiếp tục nguyên phân. Những loại tế bào có kiểu gen nào sau đây có thể xuất hiện:

A) AAaa. B) Aa và AAaa. C) AAAA và aaaa. D) AAAA, aaaa và AAaa.

II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?

b) Điểm giống và khác nhau giữa 4 tế bào con được tạp qua giảm phân II?

c) Một tế bào gồm các NST được kí hiệu là A đồng dạng a, B đồng dạng b. Hãy cho biết bộ NST của tế bào nói trên là bộ NST đơn bội hay lưỡng bội? Giải thích?

Câu 2. (3,0 điểm)

1. Cho 3 tế bào sinh tinh của một loài động vật, tế bào 1 có kiểu gen Aabb, tế bào 2 và 3 cùng có kiểu gen AaBb. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì 3 tế bào sinh tinh nói trên có thể tạo ra tối thiểu bao nhiêu loại tinh trùng? Đó là những loại nào?

2. Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 42 NST thường và trong tất cả các tế bào con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định bộ NST 2n của cá thể động vật nói trên. Biết rằng không có đột biến xảy ra.

Câu 3. (2.5 điểm) Ở một loài thực vật, khi lai hai dòng cây thuần chủng thân cao, hoa trắng với thân thấp hoa đỏ thì F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho các cây thân cao, hoa đỏ F1 tự thụ phấn. Nếu muốn ở đời con F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 1 thân cao, hoa trắng: 2 thân cao, hoa đỏ: 1 thân thấp, hoa đỏ cần phải có điều kiện gì? Giải thích.

Câu 4. (3,5 điểm) Một gen có hiệu số % giữa nuclêôtit loại Guanin với loại nuclêôtit khác bằng 20%. Tổng số liên kết hiđrô bằng 4050.

a) Tính chiều dài của gen.

b) Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.

c) Nếu tất cả các gen sau 4 lần nhân đôi tạo ra đều tiếp tục sao mã một số lần bằng nhau và đã lấy của môi trường 48000 ribônuclêôtit. Tính số lần sao mã của mỗi ADN con.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)

Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm

12345678910111213141516
CA, B, CCA, C, DCABBBADABBBB

II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)

Câu 1:

a) Ở kì đầu của giảm phân I: Có sự tiếp hợp và có thể có sự bắt chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng. Nguyên phân không có.

Ở kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, còn trong NP các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

Ở kì sau I: Có sự phân li độc lập của các NST kép trong cặp tương đồng về 2 cực của tế bào (2 cromatit không tách ở tâm động), ở nguyên phân là sự phân li đồng đều (2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào).

b) Điểm giống nhau: Đều mang bộ NST đơn bội n

Điểm khác nhau: Các tế bào con có bộ NST khác nhau về nguồn gốc bố mẹ

c) Bộ NST lưỡng bội 2n. Vì mang các cặp NST tương đồng

Câu 2:

1. Số loại tinh trùng tối thiểu được tạo thành:

3 tế bào sinh tinh kết thúc giảm phân tạo tối thiểu 3 loại tinh trùng.

Có 2 khả năng:

  • Khả năng 1: Tế bào 1 cho 2 loại tinh trùng Ab và ab. Nếu tế bào 2 và 3 cùng tạo 2 loại tinh trùng AB và ab ---> 3 loại tinh trùng là: AB, Ab, ab.
  • Khả năng 2: Tế bào 1 cho 2 loại tinh trùng Ab và ab. Nếu tế bào 2 và 3 cùng tạo 2 loại tinh trùng Ab và aB ---> 3 loại tinh trùng là: Ab, aB, ab.

2. Xác định bộ NST 2n của cá thể động vật.

* TH1: Trong tế bào có 1 NST X ---> số tế bào con là 8 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 3 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (23-1) = 6 NST

Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XY ---> số NST của bộ 2n là: 6 + 2 = 8

Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XO ---> số NST của bộ 2n là: 6 + 1 = 7

* TH2: Trong tế bào có 2 NST X ---> số tế bào con là 4 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 2 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (22 - 1) = 14 NST ---> số NST trong bộ 2n là: 14 + 2 = 16.

Câu 3:

Điều kiện

Giải thích

- Mỗi gen quy định một tính trạng

- Hai gen quy định hai tính trạng này phải nằm trên cùng một NST, di truyền liên kết hoàn toàn với nhau

P t/c thân cao, quả tròn thân thấp, quả bầu dục => F1 100% cây thân cao, quả tròn.

=> Thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp, quả tròn là trội hoàn toàn so với quả bầu dục

=> F1 dị hợp về hai cặp gen

F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ 1:2:1 # 9:3:3:1

=> Hai gen phải cùng nằm trên một cặp NST và di truyền liên kết hoàn toàn.

Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường

Để kiểu hình biểu hiện đồng đều ở cả hai giới.

Số lượng con lai phải lớn, các giao tử và hợp tử tạo gia phải có sức sống như nhau. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường, không có đột biến.

Để đảm bảo đời con thu được tỉ lệ phân li kiểu hình nghiệm đúng tỉ lệ 1 : 2 : 1 ở F2

Câu 4:

a. Gọi N là số nuclêôtit của gen:

Theo giả thiết: G – A = 20% (1)

Theo NTBS: G + A = 50% (2)

Cộng (1) và (2) ta được: 2G = 70%. → G = 35%; A = 15%

b. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:

Ta có: A =T = 15%N = 15% x 3000 = 450 (Nu)

G = X = 35%N = 35% x 3000 = 1050 (Nu)

Nếu gen nhân đôi 4 đợt thì số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp là: A = T = (24 - 1) x 450 = 6750 (Nu)

G = X = (24- 1) x 1050 = 15750 (Nu)

Số liên kết hiđrô bị phá vỡ: (24 – 1) x 4050 = 60750 (liên kết)

c. Số ADN con tạo ra sau 4 lần nhân đôi: 24 = 16 ADN

Số ribônuclêôtit của 1 phân tử ARN: 300/2 = 1500 (Ribonuclêôtit)

Suy ra số lần sao mã của mỗi ADN con là: 4800/1500x6 = 2 (lần)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm