Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế Vi mô - Đề 4

Đề thi môn Kinh tế Vi mô - Đề 4 có đáp án

Môn kinh tế vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế Vi mô - Đề 4 có đáp án sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc học phần của mình. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu 1: Sản phẩm A có đường cầu là P = 25 – 9Q và đường cung là P = 4 + 3,5Q

P: tính bằng đồng/đơn vị sản phẩm

Q: tính bằng triệu tấn đơn vị sản phẩm

  1. Xác định mức giá và sản lượng khi thị trường cân bằng.
  2. Xác định thặng dư của người tiêu dùng khi thị trường cân bằng.

Để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, chính phủ dự định đưa ra 2 giải pháp sau:

Giải pháp 1: Ấn định giá bán tối đa trên thị trường là 8 đồng/đvsp và nhập khẩu lượng sản phẩm thiếu hụt trên thị trường với giá 11 đồng /đvsp.

Giải pháp 2: Trợ cấp cho người tiêu dùng 2 đồng/đvsp và không can thiệp vào giá thị trường.

Theo bạn thị giải pháp nào có lợi nhất:

  1. Theo quan điểm của chính phủ
  2. Theo quan điểm của người tiêu dùng
  3. Giả sử chính phủ áp dụng chính sách giá tối đa là 8 đồng/đvsp đối với sản phẩm A thì lượng cầu sản phẩm B tăng từ 5 triệu tấn đvsp lên 7,5 triệu tấn đvsp. Hãy cho biết mối quan hệ giữa sản phẩm A và sản phẩm B?
  4. Nếu bây giờ chính phủ không áp dụng 2 giải pháp trên, mà chính phủ đánh thuế các nhà sản xuất 2 đồng/đvsp. Xác định giá bán và sản lượng cân bằng trên thị trường?
    • Xác định giá bán thực tế mà nhà sản xuất nhận được?
    • Các nhà sản xuất hay người tiêu dùng gánh chịu thuế? Bao nhiêu?
    • Thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với khi chưa bị đánh thuế?

Đáp án

1. Giá và sản lượng cân bằng

P = 25 – 9QD =>QD = 2,778 – 0,111P

P = 4 + 3,5QS => QS = 0,286P - 1,143

Tại điểm cân bằng :

QS = QD

  • 0,286P – 1,143 = 2,778– 0,111P
  • 0,397P = 3,921
  • P = 9,88

Q = 1,68

2. Thặng dư người tiêu dùng

D CS = 1/2 x (25 – 9,88) x 1,68

= 12,7

3. Giải pháp nào có lợi nhất

Giải pháp 1: P max = 8đ/đvsp & PNkhẩu lượng sp thiếu hụt = 11đ/đvsp

Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế Vi mô - Đề 4

Ta có : Pmax = 8đ/đvsp

(S) : P = 4 + 3,5Q

  • 8 = 4 + 3,5Q
  • Q1­S = 1,14

Tương tự : thế P = 8đ/đvsp vào (D)

(D) : P = 25 - 9Q

  • 8 = 25 - 9Q
  • Q1D = 1,89

Vậy tổng sản lượng thiếu hụt trong trường hợp này là:

Q1D – Q1S = 1,89 - 1,14 = 0,75

Vậy số tiền chính phủ phải bỏ ra để nhập khẩu sản lượng thiếu hụt là:

P x (Q1D – Q1S) = 11 x 0,75 = 8,25 tỷ

Người tiêu dùng tiết kiệm được là:

ΔCS = C-B = 1.14*(9.8-8) – (1.68-1.14)*(14.74-9.8) = - 0.616 tỷ

Giải pháp 2: Trợ cấp cho người tiêu dùng 2đ/đvsp & không can thiệp vào giá thị trường .

Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế Vi mô - Đề 4

Ta có:

PS1 – PD1 = 2

PD1= 25 – 9Q1

PS1 = 4 + 3,5 Q1

Suy ra : Q1 = 1.84, PD1= 8.44; PS1 = 10.44

Người tiêu dùng tiết kiệm được là:

ΔCS = C + D = 0.5 x (9.8 – 8.44) x (1.68 + 1.84) = 2.4 tỷ

Chính phủ phải bỏ ra là :

CP = 2 x Q1 = 2 x 1.84 = 3.68 tỷ

Kết luận:

  • Vậy giải pháp 1 có lợi hơn theo quan điểm của chính phủ.
  • Vậy giải pháp 2 có lợi hơn theo quan điểm của người tiêu dùng.

4. Mối quan hệ giữa sản phẩm A và sản phẩm B

Sản phẩm A:

Ta có Pmax = 8 thế vào (S) : P = 4 + 3,5Q

=> Q1S = 1,14

Sản phẩm B:

Sản lượng B tăng: DQ = 7,5 – 5 = 2,5

Hữu dụng biên của 2 sản phẩm :

DQB 2,5 2,5

MRAB = = = = 4,63 > 1

DQA 1,68 – 1,14 0,54

=> sản phẩm A và B là 2 sản phẩm thay thế hoàn toàn

5. Đánh thuế 2 đồng/đvsp

a. Khi chính phủ đánh thuế nhà sản xuất, tác động lên giá, làm đường cung dịch chuyển vào trong.

P = 4 + 3,5Q

Hàm cung mới: P = 4 +3,5Q +2 => P = 3,5Q + 6

Khi thị trường cân bằng:

=> 3,5Q + 6 = 25 – 9Q

=> 12.5Q = 19

=> Q = 1,52

P = 11,32

b. Giá thực tế mà nhà sản xuất nhận được:

P = 4 + 3,5 x 1,52

= 9,32

c. Các nhà sản xuất hay người tiêu dùng gánh chịu thuế? Bao nhiêu?

Giá mà người tiêu dùng phải trả khi có thuế

P = 3,5 x 1,52 + 6 = 11,32

So với giá cân bằng trước khi bị đánh thuế : P = 9,88

Chênh lệch giá của nhà sản xuất : DP = 9,32 – 9,88 = -0,56

Chênh lệch giá của người tiêu dùng : DP = 11,32 – 9,88 = 1,44

=> Vậy sau khi có thuế giá bán của người sản xuất bị giảm 0,56 đ/1đvsp

Và người tiêu dùng phải trả nhiều hơn 1,44 đ/1đvsp

cả người sản xuất và người tiêu dùng đều gánh chịu thuế. Trong đó người sản xuất chịu 0,56 đ/1đvsp ; còn người tiêu dùng chịu 1,44 đ/1đvsp

d. Thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với khi chưa bị đánh thuế?

- D CS = - [1/2 x (1,68 +1,52) x (11,32 – 9,88)]

= - (1/2 x 3,2 x 1,44)

= - 2,304

- D PS = -[1/2 x (1,52 + 1,68) x (9,88 – 9,32)]

= - 0,896

Sau khi có thuế thặng dư người tiêu dùng giảm 2,304 ; thặng dư người sản xuất giảm 0,896

Câu 2: Đặc điểm của Cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung?

Đáp án

- Đặc điểm:

  • Đối với câu hỏi “cái gì?”: Nhà nước sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản lượng bao nhiêu và giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các doanh nghiệp Nhà nước.
  • Đối với câu hỏi “như thế nào?”: Nhà nước sẽ quyết định công nghệ và phân phối vốn, kỹ thuật máy móc công nghệ cho các doanh nghiệp.
  • Đối với câu hỏi “cho ai?”: Nhà nước sử dụng chế độ phân phối bằng hiện vật và tem phiếu theo cơ chế giá bao cấp.

- Ưu và nhược điểm của nó

  • Ưu điểm:
    • Việc quản lý được thống nhất tập trung;
    • Cho phép tập trung mọi nguồn lực để giải quyết được nhu cầu công cộng của xã hội;
    • Hạn chế được phân hóa giàu - nghèo và bất công xã hội.
  • Nhược điểm:
    • Nảy sinh cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, không thúc đẩy sản xuất phát triển;
    • Sản xuất không dựa trên cơ sở thị trường, sử dụng phương thức phân phối bình quân, triệt tiêu động lực phát triển;
    • Phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới, cấp dưới ỷ lại chờ cấp trên.

----------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi kết thúc học phần môn Kinh tế Vi mô - Đề 4. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 726
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm