Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi kết thúc môn Triết học - Đề số 1

Đề thi môn Triết học - Đề số 1 có đáp án

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Đề thi kết thúc môn Triết học - Đề số 1 có đáp án. Đây sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc học phần của mình. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu 1: Bằng hiểu biết của mình về vấn đề cơ bản của triết học, anh (chị) hãy cho biết:

a. Thế nào là chủ nghĩa duy vật? Thế nào là chủ nghĩa duy tâm?

b. Trong các luận điểm sau, luận điểm nào đứng trên lập trường triết học duy vật, luận điếm nào đứng trên lập trường triết học duy tâm? Giải thích vì sao?

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

(Nửa đêm, Hồ Chí Minh)

“Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân.

Bắt phong trần phải phong trần,

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đáp án

Chủ nghĩa duy vật là quan điểm triết học cho rằng thế giới được tạo bởi vật chất, rằng ý thức cũng chỉ là một dạng đặc biệt của vật chất mà thôi.

Chủ nghĩa duy tâm là quan điểm triết học cho rằng thế giới này được tạo bởi yếu tố thức, tinh thần.

Luận điểm 1 phản ánh thế giới quan triết học duy vật vì đã phủ nhận bản lĩnh con người không phải là cái có sẵn, mà do hoàn cảnh, điều kiện sống quyết định.

Luận điểm 2 phản ánh tư tưởng duy lâm triết học vì cho rằng số phận con người sinh ra đã do ý chí của một lực lượng siêu nhiên (trời) định sẵn.

Câu 2: Anh (chị) hãy nêu và phân tích các tính chất của chân lý.

Đáp án

Sinh viên nêu được khái niệm chân lý và phân tích các tính chất của chân lý:

  • Khái niệm chân lý
  • Các tính chất của chân lý
    • Tính khách quan của chân lý: Những nội dung phản ánh của chân lý độc lập với ý thức của con người, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan cua con người và loài người.
    • Tính tuyệt đối: Những tri thức mà chân lý phản ánh hoàn toàn phù hợp và đầy đủ so với hiện thực.
    • Tính tương đối: Những tri thức mà chân lý phản ánh phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ so với hiện thực khách quan.
    • Tính cụ thể: Mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung cụ thể xác định gắn liền với một không gian, thời gian xác định.

----------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi kết thúc môn Triết học - Đề số 1. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm