Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi kết thúc môn Triết học - Đề số 7

Đề thi môn Triết học - Đề số 7 có đáp án

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Đề thi kết thúc môn Triết học - Đề số 7 có đáp án. Đây sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc học phần của mình. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó?

Đáp án

Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:

  • Khái niệm tất nhiên: Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được.
  • Khái niệm ngẫu nhiên: Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện như thế khác.

Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:

  • Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật. Trong quá trình phát triển của sự vật không phải chỉ có cái tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng. Nếu cái tất nhiên có nhiều tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm.
  • Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần túy cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy. Cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.
  • Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau. Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm nguyên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên và ngược lại.

Ý nghĩa phương pháp luận:

  • Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên mà không thể dựa vào cái ngẫu nhiên, nhưng cũng không hoàn toàn bỏ qua cái ngẫu nhiên.
  • Trong hoạt động thực tiễn ngoài phương án chính, còn có phương án dự phòng để chủ động đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra.

Câu 2: Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Đảng ta đã vận dụng quy luật này như thế nào trong đường lối đổi mới?

Đáp án

Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:

  • Khái niệm phương thức sản xuất: Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở nhưng giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
  • Khái niệm lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người và tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động, kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất.
  • Khái niệm quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: QHSH đối với tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức và quản lý, quan hệ về phân phối sản phẩm sản xuất ra.

Quy luật về sự phù hợp:

  • Trình độ của lực lượng sản xuất: Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó.
  • Sự phù hợp là trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, trạng thái đó tất cả các mặt của quan hệ sản xuất tạo địa bàn đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển.
  • Sự không phù hợp, khi quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yêu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Quy luật này là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loại.

Sự vận dụng của Đảng ta:

  • Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo kinh tế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Thể hiện trong đường lối đối ngoại, trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

----------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi kết thúc môn Triết học - Đề số 7. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm