Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Ngữ văn năm 2013-2014 trường THCS Quất Động, Hà Nội

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Ngữ văn

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Ngữ văn năm 2013-2014 trường THCS Quất Động, Hà Nội được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh từ lớp 8 lên lớp 9, giúp các em ôn tập và hệ thống lại kiến thức môn Văn hiệu quả.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Toán năm 2013-2014 trường THCS Phượng Kỳ, Hải Dương

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 huyện Bình Giang năm 2013 - 2014

Phòng GD & ĐT Thường Tín
Trường THCS Quất Động

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn
(Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề)


I/ Phần trắc nghiệm: (1 điểm)

Câu 1: "Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn. C. Truyện vừa.

B. Tiểu thuyết. D. Bút kí.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"?

A. Có giá trị châm biếm.

B. Là đoạn trích có kịch tính rất cao.

C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố.

D. Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn.

Câu 3: Trong đoạn trích tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào?

A.Giới thiệu nhân vật và các phẩm chất tính cách nhân vật.

B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.

C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.

D. Không dùng cách nào trong ba cách trên.

Câu 4: Em hiểu từ "hầm hè" trong câu văn "Cai lệ vẫn giọng hầm hè" có nghĩa là gì?

A. Thái độ tức giận, chỉ định sinh sự.

B. Thái độ coi chừng đối phương.

C. Gọng nói phát ra từ trong cổ.

D. Cách nói gàn dở ngớ ngẩn.

II/ Phần tự luận: (9 điểm)

Câu 5: (3 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau:

"Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền in bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"

(Quê Hương – Tế Hanh).

Câu 6: (6 điểm) Có ý kiến cho rằng: Sức hấp dẫn thuyết phục của văn bản "Hịch Tướng Sĩ " – Trần Quốc Tuấn chính là nghệ thuât Khích tướng. Hãy làm sáng tỏ.

Đáp án khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Ngữ văn

I. Phần trắc nghiệm: (1 điểm) Mỗi câu 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

B

A

II. Phần tự luận:

Câu 5: (3 điểm)

Yêu cầu kiến thức

  • Khái quát về đoạn thơ:
    • Nằm ở phần giữa bài "Quê Hương"
    • Khắc họa hình ảnh các trai tráng làng chài cùng con thuyền sau một chuyến gia khơi thắng lợi.
  • Cảm nhận cụ thể:
    • Hình ảnh người dân làng chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn.
      • "Dân chài lưới làn da ngăn cản nắng" => tả thực nước da khỏe khoắn, đặc trưng của những người quanh năm vật lộn với nắng gió biển khơi
      • "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" => người ta ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Khắc họa vẻ đẹp hình thể vạm vỡ, cường tráng, thấm đẫm vị mặn mòi của những vùng biển xa xôi.
    • Hình ảnh con thuyền: Nhân hóa:
      • "im... mỏi... trở về... nằm... nghe..." => trở thành một sinh thể sống đang trong tư thế nghỉ ngơi, cũng hài lòng, thư giãn sau chuyến ra khơi vất vả.
      • "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ" => người ta ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => cảm nhận tinh tế của con thuyền về vị mặn nồng của muối biển đang lan tỏa râm ran trong cơ thể, thấm trong từng thớ vỏ, thân gỗ.

Câu 6: (6 điểm)

Yêu cầu kiến thức:

a. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nêu ở bài.

b. Thân bài:

  • Khái quát:
    • Giới thiệu được xuất xứ. Mua đích của bài Hịch.
    • Giải thích "Khích tướng" là gì? Tác động và danh dự lòng tự trọng để họ thay đổi suy nghĩ, nhận thức, hành động.
  • Cụ thể:
    • Khích bằng việc nêu gương.
    • Khích lệ bằng lòng căm thù, bằng cách lột tả sự ngang ngược của kẻ thù.
    • Khích lệ bằng trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người
    • Khích lệ bằng cách mỉa mai, phê phán những hành động sai trái của tráng sĩ để đánh vào lòng tự trọng của họ.
    • Khích lệ bằng việc: Chỉ ra phải trái; đúng – sai, thiệt hơn
    • Khích lệ bằng thái độ nghiêm khắc, kiêm quyết, dứt khoát, ý chí chủ tướng.

c. Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề.
  • Suy nghĩ cảm xúc riêng của người viết.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề KSCL đầu năm lớp 9

    Xem thêm