Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Tin học lớp 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI | ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011- 2012 |
Tổng quan đề thi:
STT | Tên bài | Tên file chương trình | Tên file dữ liệu vào | Tên file kết quả ra | Điểm | Thời gian |
Bài 1 | Tổng các số nguyên tố | Bai1.pas | Bai1.inp | Bai1.out | 6 | 2 giây |
Bài 2 | Tổng trong hệ bát phân | Bai2.pas | Bai2.inp | Bai2.out | 5 | 2 giây |
Bài 3 | Đoạn được phủ dài nhất | Bai3.pas | Bai3.inp | Bai3.out | 5 | 2 giây |
Bài 4 | Đường đi ngắn nhất | Bai4.pas | Bai4.inp | Bai4.out | 4 | 2 giây |
Chú ý: Thí sinh làm bài trên ngôn ngữ lập trình C phần mở rộng tên file chương trình là ‘CPP’.
Bài 1: Tổng các số nguyên tố
Cho dãy số A gồm N phần tử nguyên 2 byte. Viết chương trình tính tổng các số nguyên tố của dãy số A?
* Dữ liệu vào trong file văn bản “Bai1.inp” có dạng:
- Dòng đầu chứa số N (1<N<=10.000)
- Dòng tiếp theo chứa các phần tử của dãy A (mỗi số cách nhau một dấu cách).
* Kết quả cho ra file văn bản “Bai1.out” có dạng: Một dòng duy nhất chứa tổng các các số nguyên tố của dãy A.
Bài 2: Tổng trong hệ bát phân
Cho 2 số nguyên dương a, b trong hệ bát phân (hệ đếm cơ số 8 gồm các số 0,1,2,3,4,5,6,7), độ dài mỗi số không quá 100 chữ số. Hãy viết chương trình tính tổng hai số này, kết quả là một số trong hệ bát phân?
* Dữ liệu vào trong file văn bản “Bai2.inp” có dạng:
- Dòng đầu chứa số a
- Dòng thứ hai chứa số b.
* Kết quả cho ra file văn bản “Bai2.out” có dạng: Một dòng duy nhất chứa tổng của hai số a và b.
Bài 3: Đoạn được phủ dài nhất
Cho N đoạn thẳng có các đầu mút đánh dấu trên trục số là [Li,Ri], i=1..N (Li,Ri có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 32.000). Viết chương trình tìm đoạn trục số được phủ liên tiếp dài nhất bởi các đoạn thẳng đã cho?
* Dữ liệu vào trong file văn bản “Bai3.inp” có dạng:
- Dòng đầu là số N (1<N<=5.000)
- N dòng tiếp theo mỗi dòng biểu diễn đầu mút các đoạn thẳng là Li và Ri (mỗi số cách nhau một dấu cách).
* Kết quả cho ra file văn bản “Bai3.out” có dạng: Một dòng duy nhất ghi độ dài liên tiếp lớn nhất trên trục số mà các đoạn thẳng đã phủ được.
Bài 4: Đường đi ngắn nhất
Trong hệ toạ độ vuông góc biểu diễn toạ độ của N hòn đảo là N1(X1,Y1), N2(X2,Y2),..., Nn(Xn,Yn), các tọa độ là số nguyên 2 byte. Với giả thuyết rằng tất cả các thùng chứa của ca nô chỉ chứa đủ xăng để đi quãng đường không quá M km. Trên mỗi hòn đảo đều có xăng dự trữ để ca nô có thể nạp đầy các thùng chứa. Hãy tìm đường đi ngắn nhất có thể của ca nô xuất phát từ đảo Ni(Xi,Yi) đến đảo Nj(Xj,Yj)?
* Dữ liệu vào trong file văn bản “Bai4.inp” có dạng:
- Dòng đầu chứa số N, M (2<N<=1.000, 1<M<=100.000)
- Dòng thứ hai là số Ni và Nj
- N dòng tiếp theo là toạ độ lần lượt của N hòn đảo. (mỗi số cách nhau một dấu cách)
* Kết quả cho ra file văn bản “Bai4.out” có dạng:
- Dòng đầu là số hiệu các đảo nằm trên đường đi ngắn nhất có thể từ đảo Ni đến Nj bỏ qua những đảo không dừng lại đổ xăng mà nằm trên đường đi.
- Dòng thứ hai là độ dài đường đi làm tròn 3 chữ số sau dấu chấm thập phân.
- Nếu không có đường đi nào thỏa mãn ghi số 0.