Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Tin học lớp 10

Vndoc.com xin gửi đến các bạn: Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Tin học lớp 10.

Đề thi Olympic môn Tin học lớp 10:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
CỤM TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – TÂY HỒ

(Đề thi chính thức)

ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Tin học – Lớp 10

(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)

Tổng quan đề thi:

STTTên bàiTên file chương trìnhTên file dữ liệu vàoTên file kết quả raĐiểmThời gian
Bài 1Tổng các chữ sốBai1.pasBai1.inpBai1.out62 giây
Bài 2Tổng hai phân sốBai2.pasBai2.inpBai2.out52 giây
Bài 3Đếm số FibonaciBai3.pasBai3.inpBai3.out52 giây
Bài 4Đếm hình chữ nhậtBai4.pasBai4.inpBai4.out42 giây

Chú ý: Thí sinh làm bài trên ngôn ngữ lập trình C phần mở rộng tên file chương trình là ‘CPP’.

Bài 1: Tổng các chữ số

Viết chương trình nhập vào số nguyên dương N và tính tổng các chữ số là số lẻ của số N?

* Dữ liệu vào trong file văn bản “Bai1.inp” có dạng: Một dòng duy nhất chứa số N (N tối đa 100 chữ số) .

* Kết quả cho ra file văn bản “Bai1.out” có dạng: Một dòng duy nhất chứa tổng các số là số lẻ của số N.

Bài 2: Tổng hai phân số

Cho hai phân số a/b và c/d, với a, b, c, d nguyên dương 2 byte. Hãy viết chương trình tính tổng hai phân số đã cho, kết quả là một phân số đã được tối giản?

* Dữ liệu vào trong file văn bản “Bai2.inp” có dạng:

- Dòng đầu chứa hai số a, b

- Dòng thứ hai chứa hai số c, d. (mỗi số cách nhau một dấu cách)

* Kết quả cho ra file văn bản “Bai2.out” có dạng: Một dòng duy nhất chứa tử số và mẫu số của phép cộng hai phân số đã cho (hai số cách nhau một dấu cách).

Bài 3: Đếm số Fibonaci

Cho dãy số A có N phần tử nguyên 2 byte. Viết chương trình đếm xem trong dãy A có bao nhiêu số Fibonaci (F) khác nhau, biết rằng: F1 = 1; F2 = 1; Fi = Fi-1 + Fi-2, với i>=3.

* Dữ liệu vào trong file văn bản “Bai3.inp” có dạng:

- Dòng đầu chứa số N (1<N<=10.000)

- Dòng thứ hai chứa các phần tử của dãy A (mỗi số cách nhau một dấu cách)

* Kết quả cho ra file văn bản “Bai3.out” có dạng: Một dòng duy nhất chứa số lượng số Fibonaci khác nhau có trong dãy A.

Bài 4: Đếm hình chữ nhật

Cho một ma trận A kích thước MxN, các phần tử A[i,j] bằng 0 hoặc bằng 1, các ô số 1 liền cạnh nhau khép kín có thể tạo thành hình chữ nhật đậm đặc – toàn là số 1 hoặc hình chữ nhật bị rỗng ở trong (ở trong lòng hình chữ nhật có các số 0). Hãy viết chương trình đếm xem có bao nhiêu hình chữ nhật như trên, trong đó có bao nhiêu hình chữ nhật đậm đặc (loại 1) và bao nhiêu hình chữ nhật rỗng ở trong có duy nhất một hình chữ nhật chứa toàn số 0 (loại 2)?

* Dữ liệu vào trong file văn bản “Bai4.inp” có dạng:

- Dòng đầu chứa 2 số M, N (1<M,N<=200)

- M dòng tiếp theo thể hiện ma trận A. (mỗi số cách nhau một dấu cách)

* Kết quả cho ra file văn bản “Bai4.out” có dạng:

- Dòng đầu chứa số lượng các loại hình chữ nhật

- Dòng thứ hai chứa số lượng các hình chữ nhật loại 1

- Dòng thứ ba chứa số lượng các hình chữ nhật loại 2.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 10

    Xem thêm