Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu tự ôn thi THPT Quốc gia cũng như ôn thi đại học, VnDoc.com xin giới thiệu "Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc". Tài liệu này gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, có đáp án kèm theo, giúp các bạn tự luyện tập và kiểm tra kết quả. Hy vọng các bạn đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 MÔN LÝ TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC | ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2014-2015 Môn: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Mã đề thi 061 |
Họ, tên thí sinh:.....................................................................
Số báo danh.....................................
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH.
Câu 1: Một mạch dao động điện từ LC có chu kì dao động riêng là T. Tại thời điểm ban đầu, điện tích trên tụ điện bằng không. Sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì điện tích của tụ điện có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại?
A. T/12. B. T/4. C. T/6. D. T/3
A. x1=8k; x2=2k+1. B. x1=2k+1; x2=4k. C. x1=4k; x2=2+4k. D. x1=2k; x2=2k+1.
Câu 3: Tại mặt chất lỏng có 4 điểm thẳng hàng được sắp xếp theo thứ tự A, B, C, D với AB = 350 mm; BC = 105 mm; CD = 195 mm. Điểm M thuộc mặt chất lỏng cách A và C tương ứng là MA = 273 mm; MC=364 mm. Hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước với phương trình u1 = 3cos 100πt (cm); u2 = 3cos(100πt) (cm). Biết vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng bằng 12,3 m/s. Coi biên độ sóng do các nguồn truyền tới M bằng biên độ sóng của mỗi nguồn. Khi hai nguồn sóng đặt ở A và C thì các phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ A1, khi hai nguồn sóng đặt ở B và D thì các phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ A2. Giá trị của A1 và A2 tương ứng là
A. 2,93 cm và 7 cm. B. 5,1 cm và 1,41 cm.
C. 2,93 cm và 6,93 cm. D. 5 cm và 2,93 cm .
Câu 4: Dao động cưỡng bức của một vật do tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f là dao động có tần số
A. 2f. B. 0,5f. C. f. D. 4f.
Câu 5: Đặt điện áp u = U0 cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần UR, giữa hai đầu cuộn cảm thuần UL và giữa hai đầu tụ điện UC thỏa mãn UL = 2 UR = 2 UC. So với điện áp u, cường độ dòng điện trong đoạn mạch
A. trễ pha π/4 B. trễ pha π/2 C. sớm pha π/4 D. sớm pha π/2
.
Câu 6: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Nếu dung kháng bằng R thì cường độ dòng điện tromg mạch
A. chậm pha π/2 so với điện áp ở hai đầu tụ điện. B. nhanh pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
C. chậm pha π/4 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. D. nhanh pha π/2 so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
Câu 7: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 0,5 m. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 80 m/s. B. 60 m/s. C. 100 m/s. D. 40 m/s.