Đề thi thử Quốc gia năm 2015 môn Vật lý TP Đà Nẵng
Đề thi thử Quốc gia năm 2015 môn Vật lý TP Đà Nẵng là tài liệu ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học hữu ích dành cho các bạn học sinh. Tài liệu này giúp các bạn tự tổng hợp kiến thức vật lý, chuẩn bị tốt hơn cho kì thi quan trọng sắp tới.
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ
SỞ GD VÀ ĐT TP.ĐÀ NẴNG Đề thi có 6 trang | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA & TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Môn thi : Vật Lý; Khối A và khối A1 Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian phát đề |
MÃ ĐỀ 115
Họ, tên thí sinh:………………………………..............................................
Số báo danh:……………………………………............................................
Cho biết: hằng số Plang h=6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e=1,6.10-19C; tốc độ ánh sáng trong chân không c=3.108m/s; gia tốc trọng trường g=10m/s2.
Câu 1: Cho đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp, giá trị của L có thể thay đổi được. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch AB là u = 200√2cos100πt V. Điện trở và dung kháng của tụ điện là R = 120 Ω, ZC = 90 Ω. Khi thay đổi L, thấy có hai giá trị của L để điện áp trên hai đầu cuộn cảm bằng 175√2 V. Hai giá trị của L là
A. L1 = 21/10π H và L2 = 51/10π H B. L1 = 21/10π H và L2 = 31/10π H
C. L1 = 21/π H và L2 = 31/π H D. L1 = 41/10π H và L2 = 61/10π H
Câu 2: Mạch gồm cuộn cảm và tụ điện có điện dung thay đổi được mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn xoay chiều u=100√2cosωt (V), ω không đổi. Điều chỉnh điện dung để mạch cộng hưởng,lúc này hiệu điện thế hiệu dụng 2 đầu cuộn cảm bằng 200(V). Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng giữa 2 bản tụ là:
A. 100 √2 (V) B. 200(V) C. 100(V) D. 100 √3 (V)
Câu 3: Hai chất điểm M và N có cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua góc tọa độ và vuông góc với Ox. Biên độ của M là 6 cm, của N là 8 cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa M và N theo phương Ox là 10 cm. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ở thời điểm mà M có động năng bằng thế năng, tỉ số động năng của M và động năng của N là
A. 4/3 B. 9/16. C. 16/9. D. 3/4.
Câu 4: Stato của động cơ không đồng bộ ba pha gồm 9 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều bap ha tần số 50 Hz vào động cơ. Rôto lồng sóc của động cơ có thể quay với tốc độ nào sau đây?
A. 3000 vòng/phút. B. 900 vòng/phút. C. 1000 vòng/phút. D. 1500 vòng/phút
Câu 5: Một con lắc lò xo và một con lắc đơn, khi ở dưới mặt đất cả hai con lắc này cùng dao động với chu kì T = 2s. Đưa cả hai con lắc lên đỉnh núi (coi là nhiệt độ không thay đổi) thì hai con lắc dao động lệch chu kì nhau. Thỉnh thoảng chúng lại cùng đi qua vị trí cân bằng và chuyển động về cùng một phía, thời gian giữa hai lần liên tiếp như vậy là 8 phút 20 giây. Tìm chu kì con lắc đơn tại đỉnh núi đó.
A. Thiếu dữ kiện. B. 1,992s. C. 2,008s. D. 2,010s.
Câu 6: Một máy phát điện mà phần cảm gồm hai cặp cực và phần ứng gồm hai cặp cuộn dây mắc nối tiếp có suất điện động hiệu dụng 220 V và tần số 50 Hz. Biết từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 5 mWb, số vòng dây của mỗi cuộn dây trong phần ứng là bao nhiêu?
A. ≈ 14 vòng. B. ≈ 50 vòng. C. ≈ 198 vòng. D. ≈ 3,5 vòng.
Câu 7: Chọn câu sai. Tần số của dao động tuần hoàn là:
A. Số dao động thực hiện được trong 1 phút.
B. Số lần li độ dao động lặp lại như cũ trong 1 đơn vị thời gian.
C. Số chu kì thực hiện được trong một giây.
D. Số lần trạng thái dao động lặp lại trong 1 đơn vị thời gian.
Câu 8: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc: λ1 = 0,64μm (đỏ), λ2 = 0,48μm (lam), trên màn hứng vân giao thoa. Trong đoạn giữa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có số vân đỏ và vân lam là
A. 6 vân đỏ, 4 vân lam B. 7 vân đỏ, 9 vân lam
C. 9 vân đỏ , 7 vân lam. D. 4 vân đỏ , 6 vân lam