Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5) là đề thi thử đại học môn Địa lý có đáp án dành cho các bạn tham khảo, luyện đề, luyện thi đại học môn Địa lý, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia môn Địa lý sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý lần 2 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

Trường THPT Yên Lạc

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LỚP 12 - LẦN 5

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN THI: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)

  1. Hãy chứng minh ngành công nghiệp điện lực ở nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
  2. Trình bày ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.

Câu II (2,0 điểm)

Dựa vào trang 22 và trang 27 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:

  1. Kể tên các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có qui mô lớn và nhỏ ở nước ta.
  2. Kể tên các khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ.

Câu III (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2013

Năm

1995

2000

2005

2010

2013

Diện tích lúa cả năm (nghìn ha)

6766

7666

7329

7489

7902

Sản lượng lúa cả năm (nghìn tấn)

24964

32530

35833

40006

44039

  1. Tính năng suất lúa nước ta từ 1995 đến 2013 (tạ/ ha)
  2. Vẽ biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta giai đoạn 1995 - 2013.
  3. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng diện tích, sản lượng, năng suất lúa của nước ta giai đoạn trên

Câu IV (3,0 điểm)

  1. Trình bày hiện trạng phát triển mạng lưới đường ô tô của nước ta. Giải thích vì sao ô tô là loại hình giao thông quan trọng nhất ở nước ta?
  2. Tại sao ở vùng Bắc Trung Bộ cần phải hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Câu I (2,0 điểm)

1. Hãy chứng minh ngành công nghiệp điện lực ở nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

  • Có cơ sở nguyên liệu phong phú, vững chắc
    • Than: có trữ lượng, chất lượng hàng đầu Đông Nam Á, tập trung chủ yếu Quảng Ninh (chiếm 90% trữ lượng cả nước). Ngoài ra còn có than mỡ (Thái Nguyên), than nâu (ĐBSH), than bùn (ĐBSCL).
    • Dầu, khí: Nước ta có khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Tập trung các bể trầm tích ngoài thềm lục địa như Bể trầm tích sông hồng, Trung Bộ, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai. Trong đó bẻ Cửu Long và Nam Côn Sơn có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác.
    • Thủy năng: có tiềm năng rất lớn, tổng trữ lượng 30 nghìn MW, sản lượng 260-270 tỉ KWh. Tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%), hệ thống sông Đồng Nai (19%)
    • Các nguồn NL khác: NL Mặt Trời, sức gió, địa nhiệt, thủy triều...
  • Ngoài ra còn có thị trường tiêu thụ rộng lớn; nhà nước có nhiều chính sách đầu tư, ưu tiên phát triển; Sự pt mạnh của CN khai thác nhiên liệu: CN khai thác than, Dầu khí

2. Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.

  • Sản xuất nông nghiệp
    • Thuận lợi: Nền nhiệt, ẩm cao, khí hậu phân mùa thuận lợi phát triển NN lúa nước thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
    • Hạn chế: gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh..
  • Hoạt động sản xuất khác và đời sống
    • Thuận lợi: Cho các ngành kinh tế phát triển như lâm nghiệp, thủy sản, GTVT, du lịch, các hoạt động khai thác, xây dựng... nhất mùa khô
    • Khó khăn
      • Các hoạt động du lịch, GTVT, CN khia thác.. chịu ảnh hưởng trực tiếp sự phân mùa khí hậu, mùa nước sông ngòi.
      • Độ ẩm cao gây khó khăn bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản. Môi trường thiên nhiên dẽ bị suy thoái
      • Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán.. các hiện tượng thời tiết thất thường như dông, lốc, mưa đá...gây ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân

Câu II (2,0 điểm)

1. Kể tên các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có qui mô lớn và nhỏ ở nước ta.

  • Qui mô lớn: Hải Phòng, Nha Trang, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Thơ, Cà Mau (Trên 3 trung tâm cho 0,25đ, đủ 6 trung tâm cho 0,5đ)
  • Qui mô nhỏ: Sơn La, Yên Bái, Vinh, Huế, Quảng Ngãi, Bảo Lộc, Phan Thiết,Tây Ninh, Long Xuyên, Bến Tre (Trên 5 trung tâm cho 0,25đ, đủ 10 trung tâm cho 0,5đ)

2. Kể tên các khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ

  • Khu kinh tế cửa khẩu: Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, A Đớt (Trên 3 khu kinh tế cho 0,25đ, Đủ 4 khu kinh tế cho 0,5đ)
  • Khu kinh tế ven biển: Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây - Lăng Cô. (Trên 3 khu kinh tế cho 0,25đ, đủ 5 khu kinh tế cho 0,5đ)

Câu III (3,0 điểm)

1. Tính, vẽ, nhận xét, giải thích biểu đồ

  • Tính năng suất lúa nước ta từ 1995 đến 2013 (tạ/ ha)

Năm

1995

2000

2005

2010

2013

Năng suất lúa (tạ/ ha)

36,9

42,4

48,9

53,4

55,7

  • Vẽ biểu đồ
    • Bảng xử lí số liệu

Tốc độ tăng trưởng sản lượng, diện tích, năng suất lúa nước ta giai đoạn 1995 – 2013 (đơn vị %)

Năm

1995

2000

2005

2010

2013

Diện tích lúa

100

113,3

108,3

110,7

116,8

Sản lượng lúa

100

130,3

143,5

160,3

176,4

Năng suất lúa

100

114,9

132,5

144,7

150,9

    • Yêu cầu: Vẽ biểu đồ đường
    • Chính xác về số liệu và khoảng cách năm, đầy đủ: kí hiệu, đơn vị, tên biểu đồ và chú giải (Thiếu hoặc sai mỗi tiêu chí trừ 0,25 điểm).

2. Nhận xét , giải thích

  • Nhìn chung, tốc độ tăng sản lượng, năng suất, diện tích 1995-2013 đều tăng:
    • Diện tích có tốc độ 1995-2013 tăng nhưng có biến động:...
    • Sản lượng lúa tăng liên tục:...
    • Năng suất lúa tăng liên tục:...
  • Từ 1995-2013 năng suất, diện tích, sản lượng tăng không đều: Tăng nhanh nhất là sản lượng (76,4%), đến năng suất (50,9), tăng chậm nhất diện tích (11,8%)

Giải thích

  • Diện tích lúa biến động do tác động của qua trình CNH, HĐH (đất NN chuyển sang đất chuyên dùng, đất ở..). Diện tích tăng chậm nhất do khả năng mở rộng diện tích lúa là không nhiều
  • Năng suất lúa tăng nhanh do thâm canh (áp dụng KHCN, giống mới, phân bón, thủy lợi...); thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí
  • Sản lượng tăng nhanh nhất do diện tích và năng suất tăng.

Câu IV (3,0 điểm)

1. Trình bày hiện trạng phát triển mạng lưới đường ô tô của nước ta.

  • Mạng lưới đường ô tô nhờ huy động vốn và tập trung đầu tư nên đã được mở rộng và hiện đại hóa.
  • Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng, phương tiện vận tải tăng nhanh, chất lượng xe cũng tốt hơn. Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa, hành khách đều tăng
  • Tuy nhiên, mật độ đường bộ của Việt Nam vẫn còn thấp so với một số nước trong khu vực, chất lượng cũng còn nhiều hạn chế như tỉ lệ rải nhựa thấp, khổ hẹp...
  • Các tuyến đường chính
    • Quốc lộ 1: chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2300km, là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối hầu hết các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế của nước ta.
    • Đường HCM: Có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây.
    • Hệ thống đường bộ Việt Nam cũng đang hòa nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến thuộc mạng đường bộ xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam.

Giải thích vì sao ô tô là loại hình giao thông quan trọng nhất ở nước ta?

  • Ưu điểm của vận tải ô tô là tiện lợi, cơ động; khả năng thích nghi cao với địa hình; hiệu quả kinh tế cao trên cự li ngắn và trung bình; khả năng phối hợp tốt với các phương tiện khác.
  • Do dặc điểm tự nhiên nước ta là đất nước nhiều đồi núi, như cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại lớn.

2. Tại sao ở vùng Bắc Trung Bộ cần phải hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp?

  • Vùng có đầy đủ điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu N-L-N: Tất cả các tỉnh đều có địa hình hẹp ngang, địa hình đều có 3 dải từ tây sang đông là miền núi, đồng bằng, ven biển thuận lợi phát triển lâm nghiêp (rừng), nông nghiệp, ngư nghiệp...
  • Việc hình thành cơ cấu N- L- N ở vùng có ý nghĩa lớn
    • Góp phần hình thành cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành) của vùng và tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian
    • Góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển bằng việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    • Góp phần sử dụng hợp lý nguồn TNTN, phát huy thế mạnh từng vùng, tạo việc làm, tăng thu nhập. Góp phần bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa dòng chảy sông ngòi, bảo vệ bờ biển, tạo môi trường sống cho loài thủy sinh....
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm