Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh là đề thi thử đại học môn Sinh năm 2016, có đáp án kèm theo được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn, nhằm giúp các bạn luyện đề, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học môn Sinh. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 1 năm 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Chuyên Lào Cai

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 06 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015-2016
Môn: SINH HỌC; Khối: B
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Ngày thi: 8/11/2015

Mã đề thi 356

Câu 1: Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen như sau: ABCDE.GHIK, sau đột biến thành ABCDG.FEHIK hậu quả của dạng đột biến này là

A. Tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng

B. Làm thay đổi nhóm gen liên kết

C. Gây chết hoặc giảm sức sống.

D. Ảnh hưởng đến hoạt động của gen.

Câu 2: Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, riêng chòm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mõm màu đen. Nếu cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì:

A. Lông mọc lại ở đó có màu trắng. B. Lông mọc lại ở đó có màu đen.

C. Lông ở đó không mọc lại nữa. D. Lông mọc lại đổi màu khác.

Câu 3: Hoán vị gen có vai trò

1. làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. 2. tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.

3. sử dụng để lập bản đồ di truyền . 4. làm thay đổi cấu trúc NST.

Phương án đúng

A. 1, 2, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 3, 4

Câu 4: Quy luật di truyền làm hạn chế biến dị tổ hợp là:

A. Hoán vị gen. B. Tương tác gen. C. Phân li độc lập. D. Liên kết gen.

Câu 5: Đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của prôtein thì đột biến đó

A. có hại cho thể đột biến. B. không có lợi và không có hại cho thể đột biến.

C. một số có lợi và đa số có hại cho thể đột biến. D. có lợi cho thể đột biến.

Câu 6: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen, khi giảm phân tạo giao tử ABD = 16%. Kiểu gen và tần số hoán gen của cơ thể này là

Câu 7: Phép lai nào dưới đây không cho tỷ lệ kiểu hình ở F1 là 1: 2: 1? Biết mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn.

Câu 8: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do alen a nằm trên NST thường quy định, alen A quy định tai nghe bình thường; bệnh mù màu do gen alen m nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định, alen M quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường.bên vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong gia đình trên đều có kiểu hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả 2 bệnh trên là:

A. 43,66% B. 98% C. 41,7% D. 25%

Câu 9: Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, cặp AA phân ly bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AABb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 12. B. 8. C. 14. D. 6.

Câu 10: Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ớ sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là

  1. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN.
  2. ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm.
  3. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn.
  4. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5' - 3' còn ở sinh vật nhân sơ là 3' – 5'.

Phương án đúng là

A. 1, 2 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 2, 3

Câu 11: Theo Menden, nội dung của quy luật phân li là

A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 3 trội :1 lặn.

B. Mỗi nhân tố di truyền của cặp phân li về giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc mẹ.

C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.

D. Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.

Câu 12: Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến

  1. Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau
  2. Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX
  3. Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T
  4. Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen
  5. Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.
  6. Đột biến lặp đoạn làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST

Có bao nhiêu ý đúng:

A. 3 B. 2 C. 5 D. 4

Câu 13: Ở thỏ tính trạng màu sắc lông do quy luật tương tác át chế gây ra (A-B-, A-bb: lông trắng; aaB: lông đen; aabb: lông xám), tính trạng kích thước lông do một cặp gen quy định (D: lông dài; d: lông ngắn). Cho thỏ F1 có kiểu hình lông trắng, dài giao phối với thỏ có kiểu hình lông trắng, ngắn được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ sau: 15 lông trắng, dài: 15 lông trắng, ngắn: 4 lông đen, ngắn: 4 lông xám, dài: 1 lông đen dài: 1 lông xám, ngắn. Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Tần số hoán vị và kiểu gen F1 đem lai là

Câu 14: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho số cá thể mang kiểu gen có 2 cặp đồng hợp trội và 2 cặp dị hợp chiếm tỉ lệ

A. 9/64. B. 81/256. C. 3/32. D. 27/64.

Câu 15: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn, alen a quy định quả bầu dục; alen B quy định quả ngọt, alen b quy định quả chua; alen D quy định quả có vị thơm, alen d quy định quả không có vị thơm. Khi cho hai cây (P) có cùng kiểu gen giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 540 cây có quả tròn, ngọt, có vị thơm; 180 cây có quả tròn, ngọt, không có vị thơm; 180 cây có quả bầu dục, chua, có vị thơm; 60 cây có quả bầu dục, chua, không có vị thơm. Biết các gen đều nằm trên NST thường và không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây P là

Câu 16: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1

A. 11,25%. B. 7,5%. C. 22,0%. D. 60,0%

Câu 17: Ở một loài thực vật lưỡng bội: gen (A) quy định hoa đơn trội hoàn toàn so với alen (a) quy định hoa kép; gen (B) quy định cánh hoa dài trội hoàn toàn so với alen (b) quy định cánh hoa ngắn. Biết rằng 2 gen quy định 2 tính trạng trên cùng nhóm gen liên kết và cách nhau 20cM. Mọi diễn biến trong giảm phân thụ tinh đều bình thường và hoán vị gen xảy ra ở 2 bên. Phép lai P: (đơn, dài) x (kép, ngắn) . F1: 100% đơn, dài. Đem F1 tự thụ thu được F2. Cho các nhận kết luận sau:

  1. F2 có kiểu gen Ab//aB chiếm tỉ lệ 8%
  2. F2 tỷ lệ đơn, dài dị hợp tử là 50%
  3. F2 gồm 4 kiểu hình: 66% đơn, dài:9% đơn, ngắn : 9% kép, dài:16% kép,ngắn
  4. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F2 chiếm 66%.
  5. Khi lai phân tích F1 thì đời con (Fa) gồm 10% cây kép, ngắn.
  6. Số kiểu gen ở F2 bằng 7

Số kết luận đúng:

A. 2 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 18: Một đoạn ADN chứa các cặp nuclêôtit chưa hoàn chỉnh như sau:

3' ATG TAX GTA GXT........ 5'.

5' TAX ATG XAT XGA.........3'.

Hãy viết trình tự các nuclêôtit trong mARN được tổng hợp từ gen trên:

A. UAXAUGXAUXGA.... B. AUGXAUXGA....

C. TAXATGXATXGA.... D. AUGUAXGUAGXU....

Câu 19: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.

B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

C. Đột biến lệch bội xảy ra ở nhiễm sắc thể thường và ở nhiễm sắc thể giới tính.

D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

Câu 20: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:

(1) AAaaBbbb x aaaaBBbb. (2) AAaaBBbb x AaaaBbbb. (3) AaaaBBBb x AAaaBbbb.

(4) AaaaBBbb x AaBb. (5) AaaaBBbb x aaaaBbbb. (6) AaaaBBbb x aabb.

Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?

A. 1 phép lai B. 2 phép lai. C. 3 phép lai. D. 4 phép lai

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016

Đáp án mã đề 356

1

D

11

B

21

C

31

C

41

B

2

B

12

D

22

C

32

B

42

A

3

C

13

A

23

D

33

C

43

C

4

D

14

C

24

C

34

B

44

B

5

C

15

B

25

A

35

B

45

A

6

D

16

A

26

D

36

B

46

A

7

D

17

C

27

C

37

D

47

C

8

C

18

B

28

A

38

D

48

A

9

C

19

A

29

D

39

D

49

C

10

A

20

B

30

D

40

A

50

B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm