Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 1) có đáp án đi kèm, là đề luyện thi THPT Quốc gia, ôn thi Đại học, Cao đẳng khối B hữu ích dành cho các bạn thí sinh. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An (Lần 1)

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

Môn: Sinh học

Thời gian làm bài: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Câu 1: Sau đây là nội dung của các bước trong quá trình làm tiêu bản nhiễm sắc thể tạm thời của tế bào tinh hoàn châu chấu đực:

(1) Tách phần bụng khỏi phần ngực làm tinh hoàn bung ra
(2) Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực
(3) Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn
(4) Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào vài giọt nước cất
(5) Đậy lá kính, dùng ngón tay ấn nhẹ để tế bào dàn đều và nhiễm sắc thể bung ra
(6) Nhuộm tinh hoàn bằng oocxein axetic trong thời gian 15 đến 20 phút
(7) Quan sát và đếm số lượng nhiễm sắc thể

Thứ tự đúng theo quy trình thực hành là:

A. 2 - 1 - 3 - 4 - 6 - 5 - 7 B. 3 - 2 - 1 - 4 - 6 - 5 - 7
C. 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 7 - 6 D. 2 - 1 - 4 - 3 - 6 - 5 - 7

Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

(1) Phân tử ADN mạch kép (2) Phân tử tARN
(3) Phân tử prôtêin (4) Quá trình dịch mã
(5) Phân tử mARN (6) Phân tử ADN mạch đơn

A. (3) và (4) B. (2) và (5) C. (2) và (4) D. (1) và (6)

Câu 3: Ở một loài thực, màu sắc của hoa được quy định theo sơ đồ sau:

Đề thi thử Đại học môn Sinh có đáp án

Gen a và b không có hoạt tính, hai cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thế khác nhau; Cho hai cây hoa trắng thuần chủng lai với nhau thu được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa trắng giao phấn với nhau, xác suất thu được cây hoa trắng thuần chủng chứa hai cặp gen lặn là:

A. 27/4096 B. 9/49 C. 1/16 D. 1/4

Câu 4: Trong chọn giống, nhiều khi người ta thực hiện phép lai trở lại: Ví dụ, lai dòng thuần chủng A với dòng thuần chủng B rồi sau đó cho con lai lai trở lại với dòng A; Đời con sinh ra sau đó lại tiếp tục cho lai trở lại với đúng dòng A ban đầu và quá trình lai trở lại như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần. Hãy cho biết cách lai trở lại như vậy nhằm mục đích:

A. Tạo ra giống mới có càng nhiều gen của dòng A càng tốt nhưng được bổ sung một số ít gen có lợi từ dòng B
B. Tạo ra giống mới có càng nhiều gen của dòng B càng tốt nhưng được bổ sung một số ít gen có lợi từ dòng A
C. Để dòng A dần thích nghi với môi trường địa phương khi muốn thuần hóa một giống ngoại nhập
D. Làm tăng kiểu gen đồng hợp và giảm kiểu gen dị hợp từ trong quá trình tạo giống mới thuần chủng

Câu 5: Cho hai cây lưỡng bội cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Hợp tử có bộ nhiễm sắc thể là:

A. 2n+1 B. 2n C. 4n D. 3n

Câu 6: Trong 1 ống nghiệm có các loại nuclêôtit A, U, G, X với tỉ lệ tương ứng là 2 : 2 : 1 : 2. Từ 4 loại nuclêôtit này, người ta tổng hợp phân tử ARN nhân tạo. Theo lí thuyết, trên phân tử ARN này, xác suất xuất hiện bộ ba AUG là:

A. 2/7 B. 4/49 C. 4/343 D. 8/49

Câu 7: Đột biến mất đoạn NST có thể có vai trò:

1) xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen
2) loại bỏ đi những gen có hại không mong muốn
3) làm mất đi 1 số tính trạng xấu không mong muốn
4) giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn

Câu trả lời đúng là:

A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 3, 4

Câu 8: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:

A. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
B. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
C. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
D. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng

Câu 9: Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất được F1 và sau đó cho F1 tự thụ phấn.

Nhóm cây ở F2 có chiều cao 180cm chiếm tỉ lệ:

A. 7/64 B. 7/32 C. 35/128 D. 35/256

Câu 10: Cho các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người:

(1) Hội chứng bệnh Đao (2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
(3) Hội chứng siêu nữ (3X) (4) Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.
(5) Bệnh tâm thần phân liệt (6) Bệnh ung thư máu

Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện mấy hội chứng và bệnh trong số đã nêu trên:

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016

Hệ thống kiến thức Sinh học dành cho thi Đại học

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Tổng hợp trắc nghiệm Sinh học lớp 12

1. D

2. C

3. B

4. A

5. D

6. C

7. B

8. D

9. A

10. D

11. B

12. C

13. C

14. B

15. B

16. D

17. C

18. B

19. C

20. A

21. C

22. C

23. A

24. C

25. A

26. A

27. D

28. A

29. D

30. D

31. A

32. C

33. A

34. D

35. C

36. B

37. C

38. A

39. B

40. D

41. C

42. B

43. D

44. A

45. C

46. B

47. A

48. B

49. C

50. D

Đánh giá bài viết
1 759
Sắp xếp theo

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm