Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh (Lần 2) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Đây là đề luyện thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng hữu ích dành cho các bạn thí sinh, mời các bạn tham khảo.

Những dạng câu hỏi khó môn Sinh học thường có trong đề thi THPT Quốc gia

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 1 năm 2016 trường THPT Chuyên Lào Cai

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ I

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2

MÔN: SINH HỌC 12

Năm học 2015 - 2016

Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kẻ thời gian giao đề)

Mã đề thi 485

Câu 1: Mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?

A. AUG và UUG B. AUG và UGG
C. UUG và AUA D. UGG và AUA

Câu 2: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi chất nhiễm sắc có đường kính lần lượt là:

A. 30 nm và 11 nm B. 30 nm và 300 nm
C. 11 nm và 30 nm D. 11nm và 300 nm

Câu 3: Chuỗi thức ăn của sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích hơn chuỗi thức ăn dưới nước là do:

A. Giữa các loài ngoài mối quan hệ hỗ trợ còn có mối quan hệ cạnh tranh
B. Quần xã có độ đa dạng thấp.
C. Tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn.
D. Các loài thân thuộc không ăn lẫn nhau.

Câu 4: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b; Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin.

Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.

A. 4. B. 3. C. 1 . D. 2.

Câu 5: Ở một loài thực vật, gen A : cao; gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả tròn; gen b quy định quả dài; gen D quy định hoa đỏ; gen d quy định hoa vàng. Cho một cá thể F1 dị hợp 3 cặp gen lai phân tích thu được Fa gồm 278 cây thân cao, quả tròn, hoa đỏ : 282 cây thân thấp, quả dài, hoa vàng : 165 cây thân cao, quả dài, hoa đỏ : 155 cây thân thấp, quả tròn, hoa vàng : 62 cây thân cao, quả dài, hoa vàng : 58 cây thân thấp, quả tròn, hoa đỏ. Trình tự phân bố gen trên NST là:

A. DBA B. DAB C. ABD D. ADB

Câu 6: Để đưa một gen của người vào plasmit nhằm tạo ADN tái tổ hợp thì cần điều kiện là:

A. Gen và plasmit cùng độ dài như nhau.
B. Gen và plasmit có trình tự ADN giống hệt nhau.
C. Gen và plasmit được cắt bằng một loại enzim giới hạn.
D. Gen và plasmit cùng mã hóa cho một loại prôtêin.

Câu 7: Trên cánh đồng cỏ có quần thể bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hoá được cỏ là nhờ vi khuẩn sống trong dạ cỏ. Còn chim sáo đang tìm ăn những con rận ở trên da con bò.

(1) Bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh
(2) Quan hệ giữa chim sáo và vi sinh vật là quan hệ cạnh tranh
(3) Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ hỗ trợ
(4) Quan hệ giữa bò và cỏ là quan hệ giữa sinh vật này ăn sinh vật khác
(5) Quan hệ giữa sáo và bò là quan hệ đối kháng

Có bao nhiêu nhận định đúng:

A. 2 B. 4 C. 3 D. 1

Câu 8: Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen quy định. Tiến hành 2 phép lai và thu được kết quả như sau:

  • Phép lai 1: Mắt đỏ x Mắt vàng F1-1 : 1 mắt đỏ : 1 mắt vàng : 1 mắt hồng : 1 mắt trắng.
  • Phép lai 2: Mắt hồng x Mắt trắng F1-2 : 1 mắt đỏ : 1 mắt vàng.

Nếu cho cá thể mắt đỏ giao phối với cá thể mắt hồng thì kiểu hình mắt đỏ ở đời con chiếm tỷ lệ là:

A. 75% B. 50% C. 12,5% D. 25%

Câu 9: Rươi là động vật có giá trị dinh dưỡng cao, mùa thu hoạch rươi là "tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng năm". Có thể dùng kiến thức sinh học nào sau đây để giải thích về mùa thu hoạch rươi

A. Biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì
B. Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì
C. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
D. Trạng thái cân bằng của quần thể

Câu 10: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau:

Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn.

Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

A. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.
B. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
C. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
D. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có 4 mắt xích.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016

1. B

2. C

3. C

4. B

5. D

6. C

7. A

8. B

9. B

10. D

11. C

12. A

13. C

14. A

15. A

16. A

17. A

18. C

19. D

20. B

21. C

22. A

23. A

24. C

25. D

26. B

27. A

28. D

29. B

30. D

31. C

32. A

33. D

34. C

35. D

36. B

37. B

38. D

39. B

40. B

41. C

42. D

43. B

44. A

45. A

46. B

47. D

48. C

49. C

50. D

Đánh giá bài viết
1 813
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm